Châu Á: Thị trường chứng khoán biến động, gói kích thích kinh tế Trung Quốc trở thành tâm điểm

Châu Á: Thị trường chứng khoán biến động, gói kích thích kinh tế Trung Quốc trở thành tâm điểm

Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

09:24 14/10/2024

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trong phiên giao dịch ngày thứ Hai. Các nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc đạt được nhận định nhất quán về những cam kết kích thích kinh tế của Trung Quốc cuối tuần qua. Mặc dù được áp dụng trên phạm vi lớn, những cam kết này vẫn còn mơ hồ.

Tại cuộc họp báo diễn ra hôm thứ Bảy, Bộ trưởng Tài chính Lưu Côn cam kết tăng nợ công. Tuy nhiên, quy mô tổng thể của gói kích thích vẫn là một ẩn số, dù đây là thông tin cần thiết để đánh giá khả năng duy trì đà tăng của thị trường chứng khoán.

"Hầu hết các nhà đầu tư Trung Quốc tin rằng quyết định của Bắc Kinh về việc tái cơ cấu nợ chính quyền địa phương và nợ nhà ở bằng quỹ của chính phủ trung ương có ý nghĩa vô cùng quan trọng," các nhà phân tích tại Morgan Stanley nhận định trong một báo cáo gửi khách hàng.

Sự khác biệt này thể hiện rõ vào hôm thứ Hai. Tại đầu phiên giao dịch, cổ phiếu tại Hồng Kông giảm nhẹ và giao dịch giằng co trong phiên sáng. Diễn biến này trái ngược hoàn toàn với đà tăng mạnh của các cổ phiếu Trung Quốc đại lục.

Chỉ số Hang Seng giảm không đáng kể 0.01%, trong khi chỉ số cổ phiếu blue-chip CSI300 tăng 1.6%.

Tuy nhiên, cổ phiếu bất động sản có xu hướng tăng đáng kể. Các nhà đầu tư đều đặt niềm tin vào những biện pháp kích thích mới nhất có thể hỗ trợ lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn của Trung Quốc.

Chỉ số Hang Seng Bất động sản tăng 2.2%, và CSI300 Bất động sản tăng vọt 3.7%.

Kịch bản trái chiều này khiến chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 0.11%, sau khi đã giảm 1.7% tuần trước do đà tăng của cổ phiếu Trung Quốc tạm dừng. Khối lượng giao dịch tại châu Á thưa thớt hơn vào thứ Hai do Nhật Bản nghỉ lễ.

Chỉ số hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cũng giảm nhẹ, với S&P 500 giảm 0.1% và Nasdaq giảm 0.25%.Hợp đồng tương lai EUROSTOXX 50 và FTSE lần lượt giảm 0.08% và 0.05%.

Dựa trên ghi nhận số liệu công bố hôm Chủ nhật, triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc cũng đang trong tình trạng đáng lo ngại khi lạm phát tiêu dùng bất ngờ giảm trong tháng 9, đồng thời giá thành sản xuất giảm mạnh.

Cặp tiền USD/CNY tăng 82 pip lên 7.0743, trong khi cặp tiền USD/CNH tăng mạnh 265 pip lên 7.0828.

Giá dầu cũng giảm hơn 1 USD/thùng vào thứ Hai do lo ngại về nhu cầu suy yếu của Trung Quốc.

Hợp đồng tương lai dầu thô Brent giảm 1.32% xuống 78.00 USD/thùng. Cùng lúc đó, hợp đồng tương lai dầu thô WTI của Mỹ giảm 1.3% xuống 74.58 USD/thùng.

Tuy nhiên, loạt cam kết kích thích mới nhất đã khiến các nhà phân tích tại Goldman Sachs nâng dự báo tăng trưởng GDP thực tế của Trung Quốc năm nay lên 4.9% từ mức 4.7%.

"Mặc dù chúng tôi đã nâng mực dự báo tăng trưởng chu kỳ dựa trên gói kích thích mạnh mẽ và nhất quán hơn của Trung Quốc, đánh giá của chúng tôi về cơ cấu tăng trưởng của Trung Quốc không thay đổi," các nhà phân tích viết trong một báo cáo gửi khách hàng.

"Những thách thức, điển hình là dân số suy giảm, đòn bẩy nợ giảm trong nhiều năm và áp lực giảm rủi ro chuỗi cung ứng toàn cầu, khó có thể được giải quyết bởi đợt nới lỏng chính sách mới nhất."

Dữ liệu GDP quý III của Trung Quốc dự kiến công bố vào thứ Sáu.

Hiện tại, thị trường ngoại tệ khá trầm lắng. Đồng USD tiếp tục được hỗ trợ do không còn nhiều kỳ vọng về khả năng Fed cắt giảm lãi suất mạnh vào tháng tới. Chi số DXY dao động gần mức cao nhất 7 tuần ở 103.03. GBP/USD giảm 6 pip xuống 1.3050 USD trong khi EUR/USD giảm 11 pip xuống 1.0923 USD.

Khả năng Fed cắt giảm 50 điểm cơ bản vào tháng 11 là vô cùng thấp, sau khi số liệu tuần trước cho thấy giá tiêu dùng tăng cao hơn một chút so với dự kiến trong tháng 9 và các báo cáo kinh tế gần đây cũng nhấn mạnh sự vững mạnh của thị trường lao động.

Dữ liệu lạm phát của Anh dự kiến công bố trong tuần này, cùng với quyết định lãi suất từ ECB.

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chứng khoán Mỹ: Dow Jones chinh phục mốc 43,000 điểm, S&P 500 lập mức đỉnh mới
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Chứng khoán Mỹ: Dow Jones chinh phục mốc 43,000 điểm, S&P 500 lập mức đỉnh mới

Chứng khoán Phố Wall đã kết thúc phiên giao dịch đầu tuần trong sắc xanh, với cả S&P 500 và Dow Jones đều thiết lập mức đỉnh mới.Trước một tuần bận rộn với hàng loạt báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp và dữ liệu kinh tế quan trọng, các nhà đầu tư đổ xô vào nhóm cổ phiếu ngành công nghệ.
Châu Á: Thị trường chứng khoán biến động, gói kích thích kinh tế Trung Quốc trở thành tâm điểm
Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

Châu Á: Thị trường chứng khoán biến động, gói kích thích kinh tế Trung Quốc trở thành tâm điểm

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trong phiên giao dịch ngày thứ Hai. Các nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc đạt được nhận định nhất quán về những cam kết kích thích kinh tế của Trung Quốc cuối tuần qua. Mặc dù được áp dụng trên phạm vi lớn, những cam kết này vẫn còn mơ hồ.
Châu Âu: Thị trường chứng khoán sụt giảm trước thềm công bố dữ liệu quan trọng của Mỹ
Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

Châu Âu: Thị trường chứng khoán sụt giảm trước thềm công bố dữ liệu quan trọng của Mỹ

Thị trường chứng khoán châu Âu đã có một phiên giao dịch ảm đạm vào thứ Năm. Nhóm cổ phiếu công nghệ và khai khoáng dẫn đầu đà giảm. Cùng lúc đó, các nhà đầu tư đang chờ đợi báo cáo lạm phát của Mỹ nhằm đưa ra các dự đoán về động thái nới lỏng chính sách tiếp theo của Fed.
Ngành dịch vụ của Trung Quốc tăng trưởng mạnh trong tháng 3
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

Ngành dịch vụ của Trung Quốc tăng trưởng mạnh trong tháng 3

Hoạt động dịch vụ của Trung Quốc đã tăng trưởng mạnh trong tháng 3 khi các hoạt động kinh doanh mới tăng với tốc độ nhanh nhất trong ba tháng. Theo cuộc khảo sát khu vực tư nhân vào thứ Tư, có dấu hiệu cho thấy tâm lý thị trường đang dần phục hồi ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ