Chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu thông thường và trái phiếu chống lạm phát liệu có phải thước đo đáng tin cậy về kỳ vọng lạm phát?
Nam Anh
Senior Economic Analyst
Trong những thời kỳ điều kiện thị trường bình thường, mức kỳ vọng lạm phát thường được tính bằng cách lấy lợi suất trái phiếu thông thường trừ lợi suất trái phiếu chống lạm phát (TIPs)
Đây được phần lớn nhà đầu tư nhìn nhận như 1 thước đo khá đáng tin cậy về kỳ vọng lạm phát. Tuy nhiên, khó có thể nói năm nay thị trường đang diễn biến 1 cách bình thường.
Chúng ta đang trải qua 1 năm 2020 hết sức bất ổn, khi chính phủ và các ngân hàng trung ương trên toàn cầu buộc phải tung ra những biện pháp kích thích kinh tế vô tiền khoáng hậu nhằm chống chọi lại với rủi ro suy thoái bắt nguồn từ đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh đó, nhu cầu đối với các tài sản trú ẩn vốn dĩ đã duy trì khá cao trong năm nay, lại được tiếp sức bới mỗi lo ngại về lạm phát phi mã hay lạm phát đình đốn trong tương lai gần.
Trái phiếu chính phủ chống lạm phát (TIPs) chính là 1 sản phẩm giúp phòng ngừa rủi ro những viễn cảnh như trên diễn ra. Khi những bong bóng tài sản ngày 1 phình to bắt nguồn từ những chính sách nới lỏng cực đoan, những rủi ro về việc chỉ số giá tiêu dùng vụt tăng đang ngày 1 hiện hữu.
Do đó, đang xuất hiện những lập luận rằng nhu cầu khủng khiếp đối với TIPs không hẳn xuất phát từ mức kỳ vọng lạm phát trong tương lai mà thực tế đến từ nhu cầu phòng ngừa đối với kịch bản tồi tệ nhất: lạm phát phi mã hay nói dưới góc nhìn xác xuất thống kê: không phải mức kỳ vọng lạm phát mà rủi ro xảy ra trường hợp cực đoan (lạm phát phi mã) mới là yếu tố đang ngày 1 gia tăng (fat tail risk)