Chênh lệch lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ - châu Âu gia tăng: ECB đối mặt áp lực cắt giảm lãi suất

Chênh lệch lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ - châu Âu gia tăng: ECB đối mặt áp lực cắt giảm lãi suất

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

16:00 15/10/2024

Chênh lệch lợi suất trái phiếu phủ Mỹ-Đức ở mức lớn nhất kể từ tháng 7, Goldman đã ước tính chênh lệch có thể đạt 200 bps. ECB có thể sẽ cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm nay.

Khoảng cách giữa thị trường trái phiếu chính phủ khu vực Eurozone và Hoa Kỳ đang tăng nhanh chóng và dự kiến sẽ còn tiếp diễn, khi nền kinh tế châu Âu suy yếu, tạo thêm áp lực buộc ECB phải cắt giảm lãi suất.

Khoảng chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Hoa Kỳ và Đức, một chỉ số được theo dõi sát sao, đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 7, đạt khoảng 183 bps. Trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ tăng mạnh trong những tuần gần đây, thì lợi suất trái phiếu chính phủ Đức chỉ nhích nhẹ. Lợi suất tăng khi giá trái phiếu giảm.

"Chúng tôi cho rằng xu hướng này sẽ còn kéo dài," Simon Blundell, giám đốc mảng trái phiếu tại BlackRock, một công ty quản lý tài sản trị giá 11.5 nghìn tỷ USD, nhận định. Ông cũng cho biết BlackRock hiện đang ưu tiên trái phiếu châu Âu hơn so với trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ.

Trong khi tăng trưởng việc làm tại Hoa Kỳ trong tháng 9 tăng mạnh, cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn rất tốt, thì hoạt động kinh doanh của khu vực Eurozone lại suy giảm bất ngờ trong tháng trước.

Các nhà giao dịch kỳ vọng Fed sẽ giảm tốc độ cắt giảm lãi suất sau mức 50 bps vào tháng 9, nhưng trong tuần này ECB có thể sẽ công bố lần giảm lãi suất lần thứ ba kể từ tháng 6.

Goldman Sachs dự báo chênh lệch giữa lợi suất giữa trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ và Đức có khả năng sẽ tăng lên 200 bps, mức cao nhất kể từ đầu năm nay.

"Chúng tôi vẫn tin rằng lợi suất trái phiếu châu Âu sẽ tốt hơn so với Hoa Kỳ, do các dữ liệu kinh tế yếu hơn và ECB ít khả năng hành động quyết liệt trước," các nhà phân tích tại Goldman Sachs viết trong một ghi chú.

Chênh lệch lợi suất trái phiếu chỉnh phủ gia tăng cũng đang ảnh hưởng đến các thị trường khác. Đồng Euro đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai tháng, khi nhà đầu tư đổ dồn vào trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ với lợi suất cao hơn, đẩy giá trị đồng USD tăng lên.

Chênh lệch lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm và 2 năm của Hoa Kỳ và Đức

Châu Âu đình trệ

Tuần trước, Bộ Tài chính Đức cho biết nền kinh tế lớn nhất châu Âu có khả năng sẽ suy giảm năm thứ hai liên tiếp. Ngành sản xuất của Đức, từng là trụ cột mạnh mẽ, hiện đang gặp khó khăn sau cuộc khủng hoảng năng lượng do chiến tranh Ukraine gây ra.

"Các số liệu thực tế rất tồi tệ," Michael Weidner, giám đốc mảng trái phiếu toàn cầu tại Lazard Asset Management, nhận xét. "Cả số liệu thực tế lẫn các dự báo đều ảm đạm, và tâm lý thị trường thậm chí còn u ám hơn."

Pháp đã cam kết tăng thuế và cắt giảm chi tiêu để giảm thâm hụt ngân sách, nhưng điều này có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế của nước này, vốn là nền kinh tế lớn thứ hai trong khu vực Eurozone.

Reinout De Bock, trưởng bộ phận chiến lược lãi suất châu Âu tại UBS, dự đoán lãi suất ở khu vực Eurozone có thể giảm xuống mức 1% vào năm tới nếu tăng trưởng kinh tế không cải thiện. Ông cũng nhấn mạnh rằng kế hoạch cắt giảm thâm hụt của Pháp sẽ gây thêm áp lực cho nền kinh tế. Sự suy yếu của Trung Quốc, một đối tác thương mại lớn, cũng là một mối lo ngại khác đối với các nhà đầu tư.

Ngược lại, báo cáo việc làm tháng 9 tại Mỹ rất mạnh mẽ, giúp xua tan nỗi lo về suy thoái kinh tế nghiêm trọng. Điều này cũng khiến các nhà đầu tư bỏ qua kỳ vọng rằng Fed sẽ hạ lãi suất 50 bps trong cuộc họp tháng 11.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 2.6% trong năm nay và 1.6% vào năm 2025, trong khi khu vực Eurozone chỉ đạt mức tăng trưởng 0.7% năm nay và 1.3% vào năm 2025.

Các nhà giao dịch tin rằng ECB sẽ ngừng việc cắt giảm lãi suất vào cuối năm tới ở mức khoảng 2%, cao hơn nhiều so với mức dưới 0% trước đại dịch. Hiện tại, lãi suất chính của ECB đang là 3.5%.

Dù vậy, các chuyên gia của Bank of America nghi ngờ rằng nền kinh tế khu vực Eurozone có thể chịu được mức lãi suất 2%, vốn được coi là mức "trung tính", không kích thích nhưng cũng không làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.

"Thực tế không khác mấy so với năm 2017-2018: nhu cầu tiêu dùng trong nước vẫn yếu," các nhà phân tích của Bank of America, dẫn đầu bởi Ralf Preusser, nhận định. Họ dự báo giá trái phiếu châu Âu sẽ tăng.

Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà đầu tư đều bi quan về khu vực Eurozone, khi một số chỉ ra mức tăng trưởng khá tốt tại các quốc gia như Tây Ban Nha và Ý.

"Dữ liệu kinh tế châu Âu không tệ và thậm chí đang có dấu hiệu khả quan hơn dự đoán," Lloyd Harris, trưởng bộ phận trái phiếu tại Premier Miton Investors, nhận xét.

Harris cũng cho rằng thị trường đang dự đoán quá nhiều về việc cắt giảm lãi suất và dự đoán lợi suất trái phiếu sẽ tăng trở lại, nhưng mức tăng ở Mỹ có thể sẽ lớn hơn châu Âu.

"Mỹ khác biệt ở chỗ họ có nhiều chi tiêu chính phủ hơn và khả năng chịu thâm hụt lớn hơn, điều này đang thúc đẩy nền kinh tế Mỹ phát triển."

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Goldman Sachs: Dữ liệu tín dụng mới của Trung Quốc là một "mớ hỗn độn đáng thất vọng", làm dấy lên đồn đoán về QE?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Goldman Sachs: Dữ liệu tín dụng mới của Trung Quốc là một "mớ hỗn độn đáng thất vọng", làm dấy lên đồn đoán về QE?

Dữ liệu tín dụng mới của Trung Quốc gây thất vọng, khiến nhiều người đồn đoán về khả năng nước này sẽ triển khai nới lỏng định lượng (QE). Sự yếu kém trong tăng trưởng tín dụng và tài chính xã hội đã làm dấy lên kỳ vọng rằng Bắc Kinh sẽ phải thực hiện các biện pháp mạnh mẽ hơn để hỗ trợ nền kinh tế.
Bầu cử Mỹ: Cơn ác mộng kinh tế của châu Âu?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Bầu cử Mỹ: Cơn ác mộng kinh tế của châu Âu?

Cuộc bầu cử Mỹ ngày 5/11 đặt nền kinh tế châu Âu trước một "kịch bản ít bất lợi nhất": hoặc đối mặt với nhiệm kỳ tổng thống đầy thách thức của Kamala Harris, hoặc tái đối đầu với Donald Trump - một viễn cảnh có thể gây tổn thương sâu sắc hơn cả so với lần trước.
Bắc Kinh cần “nghiêm túc” trong việc tái thiết nền kinh tế Trung Quốc?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Bắc Kinh cần “nghiêm túc” trong việc tái thiết nền kinh tế Trung Quốc?

Gói kích thích do PBoC công bố vào tháng trước đã là một bước đi khó để theo kịp. Khi đến lượt Bộ Tài chính mô tả vai trò của mình trong việc thúc đẩy tăng trưởng không đạt yêu cầu, các nhà đầu tư lo lắng về sự thiếu sót những điều bất ngờ và mong muốn có điều gì đó lớn hơn. Rủi ro là nếu không liên tục vượt qua kỳ vọng, Bắc Kinh sẽ bị cho là không thực sự nghiêm túc trong việc tái thiết nền kinh tế.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ