Chỉ số Futures chứng khoán Mỹ giảm trong khi thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến trái chiều
Nguyễn Phan Bảo Giang
FX G7 Director
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ giảm khi các nhà đầu tư đánh giá các ca nhiễm Covid-19 tại Mỹ ngày càng trở nên tồi tệ khi quý mới bắt đầu. Thị trường chứng khoán châu Á mở cửa phần lớn thấp hơn so với hôm qua.
Hợp đồng futures của chỉ số S&P500 đã giảm hơn 1% sau khi Tổng thống Donald Trump cảnh báo về hai tuần “đau thương” trước mắt, với việc nước này vật lộn để kiểm soát dịch bệnh. Các trường hợp nhiễm bệnh ở bang New York đã tăng lên 9,000 ca. Thị trường chứng khoán tại Nhật Bản và Hàn Quốc đã giảm trở lại, trong khi chứng khoán tại Australia đi ngược dòng xu hướng. Chỉ số hợp đồng futures tại thị trường Hồng Kông quay đầu giảm. Tại Trung Quốc, báo cáo về lĩnh vực sản xuất của nước này dự kiến cho thấy sự hồi phục trong tháng Ba. Trái phiếu Kho bạc và đồng Yên giữ mức tăng trong các phiên gần đây. Ông Bob Parker, thành viên ủy ban đầu tư tại Quilvest Wealth Management, nói với Bloomberg TV rằng “dữ liệu kinh tế của Mỹ vẫn còn khá đáng lo ngại và đỉnh điểm của sự tồi tệ có thể xảy ra trong vài tuần nữa”. Dữ liệu kinh tế rõ ràng đang bắt đầu cải thiện vào tháng Ba tại Trung Quốc sau tháng Một và tháng Hai thu hẹp đáng kể. Chứng khoán toàn cầu đang trải qua một quý tồi tệ nhất kể từ cuối năm 2008 khi bốc hơi mất 22% giá trị. Điều đó đã lôi kéo một số nhà đầu tư quay trở lại với cổ phiếu, nhưng với sự biến động tăng cao, nhiều người kỳ vọng thị trường sẽ giảm thêm. Đại dịch Covid-19 hẳn sẽ đẩy thế giới vào tình trạng suy thoái, và các nhà kinh tế đang dần thiếu niềm tin vào tiềm năng đón nhận sự phục hồi mạnh mẽ trong tăng trưởng kinh tế khi dịch bệnh qua đi. Dữ liệu vào thứ Tư này dự kiến sẽ cho thấy chỉ số Caixin PMI sản xuất của Trung Quốc tăng trở lại vào tháng Ba, các nhà kinh tế cho biết, sau khi dữ liệu đo lường chính thức của Trung Quốc công bố hôm qua cho thấy mức tăng trưởng vượt kỳ vọng. Trong biện pháp mới nhất của mình để chống lại sự sụp đổ kinh tế bởi đại dịch, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hôm qua cho biết họ đang thiết lập một cơ sở thỏa thuận mua lại tạm thời (Repo) để cho phép các ngân hàng trung ương nước ngoài trao đổi bất kỳ trái phiếu Kho bạc nào họ nắm giữ để lấy tiền mặt. Đó là một bước tiến xa hơn so với những hành động từng được sử dụng trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Trong một diễn biến khác, giá dầu đã rơi trở lại mức 20 đô la một thùng ở châu Á, khởi đầu một tháng có khả năng chứng kiến nhu cầu về nhiên liệu giảm mạnh hơn vào thời điểm các nhà xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới đang đẩy mạnh cạnh tranh hơn nữa trong cuộc chiến giành thị phần. Cổ phiếu
Tiền tệ
Hàng hóa
|