Chiến lược can thiệp vào đồng Yên của Nhật Bản phải đối mặt với thách thức lớn từ dữ liệu của Hoa Kỳ
Vân Chi
Junior Editor
JPY một lần nữa bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế Mỹ, với những nỗ lực của Tokyo nhằm cứu vãn JPY trước kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Số liệu việc làm hôm thứ Sáu của Mỹ là tiếp tục là thách thức đối với các quan chức Nhật Bản, khiến họ tăng cường cảnh báo về việc sẵn sàng can thiệp vào thị trường. Nếu dữ liệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang vượt qua tác động của lãi suất cao, USDJPY có nguy cơ chạm ngưỡng 152, được cho là giới hạn với Nhật Bản.
Kèm theo đó là chỉ số lạm phát của Mỹ vào tuần tới được công bố vào thứ Tư, ngày Thủ tướng Fumio Kishida gặp Tổng thống Joe Biden ở Washington. Mặc dù thời điểm này sẽ khiến Nhật Bản khó can thiệp, do mục đích thể hiện sự đoàn kết hữu nghị với Biden, nhưng khả năng JPY vẫn sẽ tiếp tục mất giá nếu vượt mức 152 và chính quyền không thể thực hiện cảnh báo trước đó bằng hành động thực tế.
Bất chấp nhu cầu tài sản trú ẩn tăng vào thứ Năm, JPY vẫn tiếp tục giao dịch quanh mức yếu nhất trong gần 34 năm. Lần tăng lãi suất đầu tiên của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) kể từ năm 2007 đã không thay đổi nhiều động lực thị trường hiện nay, do bị phụ thuộc vào Fed.
Kỳ vọng vào đợt cắt giảm lãi suất trước cuộc họp tháng 6 đã giảm xuống dưới 50% vào đầu tuần này, sau khi dữ liệu sản xuất của Hoa Kỳ tăng trưởng hơn dự kiến, dẫn đến một loạt cảnh báo can thiệp khác từ Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki.
USDJPY vượt ngưỡng khiến Nhật phải can thiệp vào năm 2022
Đây là một xu hướng xảy ra ngày càng thường xuyên. Dữ liệu của Mỹ hoặc bình luận của các quan chức Fed đã kéo JPY suy yếu. Câu hỏi đặt ra là Nhật có thể chịu đựng được tình trạng bấp bênh này trong bao lâu nữa. Nhiều nhà kinh tế cảnh báo nguy cơ BoJ có thể phải tiến hành một đợt tăng lãi suất khác sớm hơn dự kiến.
Daisuke Karakama, chuyên gia kinh tế thị trường tại Ngân hàng Mizuho, cho biết: “Một trận chiến kéo dài có lẽ không thể tránh được. Điều này sẽ khiến thị trường đặt câu hỏi rằng liệu BoJ có sớm tăng lãi suất trở lại hay không."
Nhật Bản đã cho thấy vào năm 2022 rằng họ không ngại can thiệp vào thị trường để hỗ trợ JPY, với khoản chi 60 tỷ USD đã ngăn USDJPY vượt mốc 152. Các quan chức tiền tệ biện minh việc can thiệp thị trường là phản ứng với động thái quá mức, chứ không phải biện pháp phòng vệ ở mức độ nào. Đó là lời giải thích chấp nhận được đối với các hiệp định quốc tế về việc cho phép thị trường xác định mức độ can thiệp.
JPY suy yếu đã giúp các nhà xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản và các công ty tập trung phát triển toàn cầu của nước này thu được lợi nhuận kỷ lục, đồng thời khiến Nhật trở thành điểm đến lý tưởng cho khách du lịch nước ngoài. Nhưng điều này cũng siết chặt tài chính của các nhà nhập khẩu, các doanh nghiệp và hộ gia đình nội địa vì đẩy cao chi phí đầu vào và giá năng lượng, đồng thời thúc đẩy lạm phát mạnh nhất trong nhiều thập kỷ.
Với JPY chỉ còn khoảng một nửa giá trị so với 12 năm trước, và GDP bình quân đầu người bằng đô la đang ở mức thấp nhất trong hơn hai thập kỷ, và các nhà hoạch định chính sách mong rằng JPY không suy yếu nữa.
Động thái tăng lãi suất của BoJ được kỳ vọng sẽ giảm bớt một số áp lực lên JPY, nhưng việc Thống đốc BoJ Kazuo Ueda nhấn mạnh vào các điều kiện tài chính nởi lỏng tiếp tục khiến các nhà đầu tư tin rằng việc tăng lãi suất sẽ sắp xảy ra.
Các nhà phân tích chỉ ra sự khác biệt về tỷ lệ chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Nhật Bản. BOJ đặt ngưỡng trần ở mức 0.1%, nhưng thấp hơn nhiều so với mức 5.5% mà Fed duy trì.
Trước cuộc họp chính sách tiếp theo của BoJ diễn ra trong vài tuần nữa, Masato Kanda, quan chức tiền tệ hàng đầu của Nhật Bản, sẽ là người đi đầu trong việc ngăn chặn các hoạt động đầu cơ. Kanda đã tạo ra các biện pháp can thiệp tiền tệ vào năm 2022 và thuật ngữ “Mức trần Kanda” đang phổ biến trên mạng xã hội Nhật Bản - ám chỉ mức 152.
“Tôi thực sự cảm thấy sự mất giá mạnh gần đây của đồng Yên là bất thường, khi dựa trên các yếu tố cơ bản như xu hướng và triển vọng lạm phát, cũng như định hướng chính sách tiền tệ và lợi suất ở Nhật Bản và Mỹ. Nhiều người cho rằng JPY đang đi ngược lại so với hướng đúng của đồng tiền này”.
Nhật Bản có đủ khả năng để can thiệp vào thị trường với dự trữ ngoại hối ở mức 1.15 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 2. Theo ước tính của Goldman Sachs Group, khoảng 175 tỷ USD trong số đó nằm trong các quỹ USD mà chính quyền có thể sử dụng mà không cần bán chứng khoán dài hạn. Tuy nhiên, việc đảm bảo nguồn lực để mua JPY không dễ dàng như với lượng dự trữ.
Cấp trên trước đây của ông Kanda tại Bộ tài chính, Tatsuo Yamasaki, cho biết rằng Nhật Bản sẵn sàng can thiệp ngay khi JPY vượt quá ngưỡng hiện tại. Yamasaki đã cảnh báo nguy cơ can thiệp hai ngày trước động thái đầu tiên của Nhật Bản vào năm 2022.
Trong một cuộc khảo sát của Bloomberg sau sự thay đổi chính sách của BoJ, khoảng 54% người cho rằng có nguy cơ tăng lãi suất bởi sự suy yếu của JPY. Tuy nhiên, đây không phải một quyết định dễ dàng vì nền kinh tế Nhật Bản không có nền móng vững chắc. Nhiều nhà kinh tế dự đoán nền kinh tế thu hẹp trong ba tháng đầu năm 2024.
Karakama cho biết: “Nền kinh tế Nhật Bản chưa sẵn sàng cho những đợt tăng lãi suất liên tiếp. Nhưng với tình trạng này của JPY, không thể loại trừ hoàn toàn khả năng tăng lãi suất sớm”.
Bloomberg