Chiến lược tranh luận mới của Trump: Để Harris tự do phát biểu

Chiến lược tranh luận mới của Trump: Để Harris tự do phát biểu

Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

09:24 05/09/2024

Cựu Tổng thống Donald Trump vừa tiết lộ chiến lược bất ngờ cho cuộc tranh luận tổng thống sắp tới: ông sẽ để đối thủ Kamala Harris nói mà không bị ngắt lời. Đây là một bước chuyển đáng chú ý đối với chính trị gia được biết đến với phong cách tranh luận đối đầu gay gắt.

Tại buổi ghi hình chương trình gặp gỡ cử tri ở Harrisburg, Pennsylvania với Sean Hannity của Fox News, Trump tuyên bố: "Tôi sẽ để cô ấy nói". Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc linh hoạt trong tranh luận, nói rằng "phải cảm nhận tình huống".

Cuộc tranh luận ngày 10 tháng 9 do ABC News tổ chức được xem là thử thách lớn tiếp theo cho cả hai ứng viên. Sự kiện này đã gây tranh cãi về quy tắc sử dụng micro, với Trump cáo buộc ABC thiên vị Harris.

ABC News đã công bố các quy định cho cuộc tranh luận vào thứ Tư, và cho biết cả hai ứng cử viên đều chấp nhận những quy định này.

Trump cũng để ngỏ khả năng thay đổi kế hoạch, trích dẫn câu nói của Mike Tyson: "Ai cũng có kế hoạch cho đến khi bị đấm vào mặt".

Khác với các ứng viên tổng thống thông thường, Trump thường không tuân theo chiến lược tranh luận truyền thống như tham gia đào tạo chính sách chi tiết hay thực hiện tranh luận mô phỏng. Ông thích việc ít có sự chuẩn bị chính thức và dựa vào trực giác. Trong cuộc đua sơ bộ năm 2024, ông cũng từ chối tham gia tranh luận với các đối thủ Đảng Cộng hòa.

Cuộc tranh luận sắp tới giữa Donald Trump và Kamala Harris được xem là cơ hội đầu tiên, và có thể là duy nhất, để hai ứng cử viên đối đầu trực tiếp trong cuộc đua tổng thống. Với chỉ còn hai tháng trước Ngày Bầu cử, đây là cơ hội hiếm hoi để họ thuyết phục nhóm cử tri đang lưỡng lự.

Cả hai ứng viên đều phải đối mặt với rủi ro trong cuộc tranh luận này. Trump đã bị chỉ trích vì những lời công kích nhắm vào trí tuệ, giới tính và sắc tộc của Harris, có thể khiến ông mất điểm với các cử tri quan trọng. Trong khi đó, Harris chưa có nhiều kinh nghiệm trong các cuộc tranh luận tự phát, khi chỉ mới tham gia một cuộc phỏng vấn truyền hình kể từ khi trở thành ứng cử viên Đảng Dân chủ.

Tranh cãi về quy tắc tranh luận

Cuộc tranh luận do ABC News tổ chức ban đầu được dự kiến diễn ra giữa Trump và Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, sau khi Biden rút lui, Trump đã do dự về việc tham gia cuộc tranh luận với Harris. Trump và Biden chỉ có một cuộc tranh luận, với màn thể hiện gây tranh cãi của tổng thống đương nhiệm, khiến nhiều thành viên trong đảng Dân chủ của ông yêu cầu ông rút lui khỏi cuộc đua.

Hai bên đã tranh cãi gay gắt về quy tắc sử dụng micro. Phía Harris muốn giữ micro của cả hai ứng viên mở suốt buổi phát sóng, trong khi đội của Trump yêu cầu tắt micro khi ứng viên không phải người trả lời câu hỏi.

Theo quy định mới công bố của ABC, micro sẽ "chỉ bật đối với ứng viên đang đến lượt nói và tắt khi đến lượt ứng viên khác". Mỗi ứng viên sẽ có hai phút trả lời câu hỏi, hai phút phản biện và một phút giải thích hoặc bổ sung.

Trong một bức thư từ chiến dịch của Harris đến ACB, việc tắt micro bị cho rằng sẽ gây bất lợi cho bà và tạo điều kiện cho Trump không phải đối đầu trực tiếp. Tuy nhiên, họ cũng lo ngại Trump có thể từ chối cuộc tranh luận nếu không đồng ý tắt micro. ABC có thể mở lại micro nếu có quá nhiều đối thoại chéo để khán giả hiểu rõ tình huống.

Donald Trump đã đề xuất tổ chức thêm các cuộc tranh luận, trong đó có cả tranh luận trên Fox News. Tuy nhiên, chiến dịch tranh cử của Kamala Harris đã từ chối tham gia bất kỳ diễn đàn nào trên kênh truyền hình này. Phía Harris đề nghị một cuộc tranh luận thứ hai, với điều kiện Trump phải tham gia sự kiện do ABC tổ chức trước.

Các bang lưỡng lự

Cuộc tranh luận sẽ diễn ra tại Philadelphia, thành phố lớn nhất của Pennsylvania - một trong những bang quan trọng vẫn đang lưỡng lự. Trump vừa có chuyến thăm thứ hai đến bang này chỉ trong vòng hai tuần. Cả hai ứng cử viên đang nỗ lực giành sự ủng hộ của cử tri thuộc tầng lớp lao động tại đây. Một số người vẫn chưa đồng tình hoàn toàn với chương trình kinh tế của Biden và lời kêu gọi dân túy của Trump.

Harris cũng sẽ vận động tại Pennsylvania cùng với Biden vào thứ năm, đánh dấu lần thứ 10 bà đến đây trong năm nay. Pennsylvania là bang đông dân nhất trong số bảy bang cốt lõi, với 19 phiếu đại cử tri.

Cuộc đua đang trở nên cạnh tranh hơn theo các cuộc thăm dò. Khảo sát của Bloomberg News/Morning Consult cuối tháng 8 cho thấy Harris dẫn trước Trump tại Pennsylvania với tỷ lệ 51% so với 47%. Lara Trump, Phó chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa, cho biết đảng sẽ xem xét đầu tư nhiều hơn vào các bang "phải thắng" như Pennsylvania.

Bloomberg

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt
Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh đã tăng hơn 30%. Dữ liệu này cho thấy việc các nhà bán lẻ lớn ở quốc gia này liên tục bị kiện có thể đã thúc đẩy người lao động lên tiếng về vấn đề bất bình đẳng tại nơi làm việc.
Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo

Fed bất ngờ cắt giảm lãi suất 50 bps, khiến thị trường chao đảo. Mặc dù Powell khẳng định nền kinh tế Mỹ không suy thoái, chứng khoán nhanh chóng lao dốc khi ông cảnh báo không nên kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục hạ lãi suất mạnh tay. Quyết định này đã gây ra phản ứng trái chiều và lo ngại về hướng đi tiếp theo của Fed.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ