Chính quyền Trump-Vance: Kỷ nguyên mới cho đồng USD?

Chính quyền Trump-Vance: Kỷ nguyên mới cho đồng USD?

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

09:19 17/07/2024

Cả hai ứng cử viên của đảng Cộng hòa đều cho rằng đồng USD nên yếu hơn để hỗ trợ xuất khẩu.

Donald J. Trump chọn Thượng nghị sĩ Ohio J.D. Vance làm ứng cử viên phó tổng thống của mình vì họ có những quan điểm giống nhau về thương mại, thuế và lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc. Nhưng chính quan điểm chung của họ đối với USD có thể có những tác động sâu rộng nhất đối với kinh tế Mỹ cũng như nền kinh tế toàn cầu.

Ông Trump luôn thích các chính sách của mình là "mạnh mẽ", nhưng khi nói đến giá trị của USD, ông từ lâu đã bày tỏ quan điểm khác. Ông lập luận rằng sức mạnh của USD đã khiến các nhà sản xuất Mỹ khó bán sản phẩm của họ ra nước ngoài cho những nước sử dụng đồng tiền yếu hơn.

"Là tổng thống của các bạn, người ta nghĩ rằng tôi sẽ rất vui mừng nếu đồng USD mạnh hơn. Tuy nhiên, tôi không nghĩ như vậy.", Trump nói vào năm 2019, giải thích rằng các công ty Mỹ như Caterpillar và Boeing đang phải vật lộn để cạnh tranh.

USD đã là đồng tiền phổ biến trên thế giới kể từ Thế chiến II và các ngân hàng trung ương nắm giữ khoảng 60% dự trữ ngoại hối của họ bằng USD.

Mỹ đã duy trì chính sách để giữ cho USD mạnh kể từ những năm 1990, khi Robert E. Rubin, Bộ trưởng Tài chính vào thời điểm đó, tuyên bố rằng ông không coi đó là mối đe dọa đối với khả năng cạnh tranh ở nước ngoài của các doanh nghiệp Mỹ. Mỹ cũng đã tránh thực hiện các biện pháp để điều chỉnh sức mạnh của đồng USD và các Bộ trưởng Tài chính lập luận rằng giá trị tiền tệ nên được xác định bởi các lực lượng thị trường. Khi các quốc gia, chẳng hạn như Trung Quốc, hành động làm suy yếu đồng tiền của họ, Mỹ đã chỉ trích họ là những kẻ thao túng tiền tệ.

Không rõ ông Trump sẽ làm gì để làm suy yếu USD. Bộ Tài chính của ông có thể cố gắng bán USD để mua ngoại tệ hoặc cố gắng thuyết phục Fed in thêm tiền. Tuy nhiên sự mất giá của đồng đô la, cùng với kế hoạch tăng thuế nhập khẩu của ông Trump, cũng có thể làm bùng phát lại lạm phát.

"Sự mất giá của USD sẽ làm tăng lạm phát. Tăng thuế cũng vậy. Thêm vào đó, chính sách tài khóa mở rộng mạnh mẽ sẽ làm tăng thêm áp lực cầu", Mark Sobel, cựu quan chức Bộ Tài chính lâu năm, hiện là chủ tịch Diễn đàn các tổ chức tài chính và tiền tệ chính thức của Mỹ cho biết.

Cũng có nhiều người cho rằng đồng USD mạnh hơn khiến hàng xuất khẩu của Mỹ trở nên quá đắt đỏ ở nước ngoài, gây tổn hại đến người lao động và việc tìm cách phá giá đồng USD của ông Trump cũng như ông Vance là phù hợp với tinh thần dân túy.

Tại phiên điều trần của Thượng viện năm ngoái, ông Vance đã lặp lại mối quan ngại về đồng USD khi chất vấn Jerome H. Powell, chủ tịch Fed. Ông cho biết vị thế của USD là đồng tiền dự trữ, được nắm giữ rộng rãi tại các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới và được chấp nhận cho hầu hết các loại giao dịch, là một khoản trợ cấp cho người tiêu dùng Mỹ nhưng lại gây cản trở đối với các nhà xuất khẩu của Mỹ.

Ông Vance cho rằng chính sách giữ USD mạnh đã dẫn đến tình trạng quá phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu tại Mỹ, mà không hỗ trợ đủ cho ngành công nghiệp cơ bản nước này. Ông cho rằng vai trò của USD là đồng tiền dự trữ đang có nhiều hệ quả tiêu cực không chỉ đối với nền kinh tế Mỹ mà còn cả toàn cầu.

Ông Powell trả lời rằng Mỹ vẫn hưởng nhiều lợi ích từ việc USD trở thành đồng tiền dự trữ trên toàn cầu, giúp có thể mua hàng hóa trên toàn thế giới bằng đồng tiền này. Ông cũng cho biết không có loại tiền tệ rõ ràng nào có thể thay thế được USD.

Sức mạnh của đồng USD đã tăng so với tiền tệ của các quốc gia khác trong đầu năm nay do lãi suất cao hơn. Tuy nhiên khi USD mạnh lên, hàng xuất khẩu của Mỹ sẽ trở nên đắt hơn, làm gia tăng thâm hụt thương mại của Mỹ, điều mà ông Trump không mong muốn.

Đảng Cộng hòa đã kêu gọi giữ USD là đồng tiền dự trữ của thế giới, nhưng ông Trump và ông Vance nhiều khả năng vẫn sẽ cố gắng làm suy yếu đồng tiền này nếu được bầu vào năm nay. Robert E. Lighthizer, cựu cố vấn thương mại của ông Trump, người có thể là ứng cử viên cho vị trí Bộ trưởng Tài chính tiếp theo của ông, đã cân nhắc các cách phá giá đồng USD nếu cựu tổng thống thắng cử.

Ông Trump có thể thực hiện điều này bằng cách ra hiệu thay đổi chính sách, bổ nhiệm một chủ tịch Fed mới khi nhiệm kỳ của ông Powell kết thúc vào năm 2026, người này có khả năng sẽ cắt giảm lãi suất hoặc bằng cách cố gắng sử dụng mối đe dọa về thuế quan để buộc các quốc gia khác hành động để củng cố đồng tiền của họ.

Brad Setser, một thành viên của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại từng làm việc tại văn phòng thương mại của chính quyền Biden, cho biết nhóm Trump-Vance phải đối mặt với nhiều mâu thuẫn trong chương trình nghị sự kinh tế của mình. Ông lưu ý rằng đề xuất cắt giảm thuế của ông Trump có thể sẽ làm gia tăng thâm hụt tài chính và đẩy lãi suất lên cao, hỗ trợ đồng USD. Đồng thời, chương trình nghị sự thương mại của ông Trump rất có thể sẽ khuyến khích các quốc gia khác làm suy yếu đồng tiền của họ để đáp trả thuế quan của ông.

Ông Trump đã kêu gọi áp thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu và thuế 60% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

"Nếu bạn trừng phạt các quốc gia khác, đánh thuế họ, giảm giá trị hàng xuất khẩu của họ, họ cũng sẽ phải giảm giá xuất khẩu để duy trì hoặc tăng mức độ cạnh tranh", ông Setser cho biết.

Lawrence H. Summers, từng là Bộ trưởng Tài chính trong chính quyền Clinton, cho biết động thái phá giá đồng đô la có thể dẫn đến "lạm phát đình trệ" - khi giá cả tăng và tăng trưởng chậm lại. Ông cho rằng khi một quốc gia không quan tâm đến giá trị của đồng tiền của mình, các quốc gia khác cũng sẽ không có lý do để quan tâm hay tin tưởng vào giá trị của đồng tiền đó. Ông nhấn mạnh rằng việc áp thuế quan và đồng thời làm giảm giá trị của đồng đô la có thể tạo ra các cú sốc về cung cầu trong nền kinh tế. Điều này có thể dẫn đến những biến động đáng kể trong thị trường và có thể gây ra hệ quả không mong muốn đối với nền kinh tế và các thị trường tài chính toàn cầu.

Mặc dù ủng hộ đồng USD yếu hơn, ông Trump cũng đã đưa ra nhiều thông điệp trái chiều về vấn đề này. Năm 2017, ông nói với tờ The Wall Street Journal rằng đồng đô la Mỹ “đang trở nên quá mạnh”. Tuy nhiên, năm sau, ông Trump nói với CNBC rằng “tôi muốn thấy một đồng đô la mạnh hơn” sau khi Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đưa ra nhận xét rằng đồng đô la yếu hơn có thể tốt cho thương mại, dẫn đến sự sụt giảm mạnh của chỉ số DXY.

Nhưng vào tháng 4 này, khi USD/JPY tăng vọt, ông Trump cho biết sức mạnh của đồng đô la sẽ khiến các công ty Mỹ phá sản.

“Điều đó nghe có vẻ tốt, nhưng đó là một thảm họa đối với các nhà sản xuất của chúng tôi”, ông Trump nói trên phương tiện truyền thông xã hội.

New York Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Với Powell, việc cắt giảm lần đầu luôn dễ dàng; nhưng giờ đây, thử thách thực sự mới bắt đầu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Với Powell, việc cắt giảm lần đầu luôn dễ dàng; nhưng giờ đây, thử thách thực sự mới bắt đầu

Fed đã cắt giảm lãi suất 50 bps, nhưng điều này gây hoài nghi về sức mạnh của nền kinh tế Mỹ, khi nhiều chỉ số vẫn tích cực. Sự quan tâm của Nhà Trắng đối với tình hình Trung Đông gia tăng, trong khi có nguy cơ đình công tại các cảng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ vào thời điểm quan trọng. Cùng lúc, chính trị có thể tác động đến các quyết định của Fed, khiến tình hình trở nên phức tạp hơn trước cuộc bầu cử sắp tới.
Thị trường dầu mỏ: Dấu hiệu phục hồi chữ V sau cú sốc lãi suất
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường dầu mỏ: Dấu hiệu phục hồi chữ V sau cú sốc lãi suất

Thị trường dầu mỏ đang chứng kiến sự hình thành đáy chữ V sau khi Fed thực hiện đợt cắt giảm lãi suất quyết liệt. Động thái này buộc một số quỹ phòng hộ phải từ bỏ lập trường bearish về dầu. Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh báo cáo mới nhất từ JODI cho thấy nhu cầu dầu toàn cầu đạt mức kỷ lục, trong khi tồn kho toàn cầu suy giảm.
Fed tung đòn mạnh: Hạ lãi suất và hạ kỳ vọng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed tung đòn mạnh: Hạ lãi suất và hạ kỳ vọng

Fed đã quyết định cắt giảm lãi suất quỹ liên bang 50 bps, một động thái phù hợp với kỳ vọng thị trường (xác suất của kịch bản này vượt 67% vào đầu tuần). Quyết định này khiến 104 trong số 113 chuyên gia được khảo sát bởi các hãng truyền thông tài chính hàng đầu bất ngờ. Do thị trường chưa hoàn toàn định giá mức cắt giảm mạnh mẽ này, chúng ta đã chứng kiến phản ứng thị trường dữ dội. Động thái này không chỉ phản ánh cách tiếp cận chính sách tiền tệ mới của Fed mà còn có thể dẫn đến một đợt điều chỉnh thị trường kéo dài, tiềm ẩn khả năng xáo trộn cục diện đối với USD.
Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?

FOMC đã đáp ứng kỳ vọng của thị trường, nhưng các nhà đầu tư nên cẩn trọng với "món quà" này. Mặc dù nguy cơ lạm phát cao đang dịu bớt, rủi ro suy thoái bắt nguồn từ thị trường lao động lại đang gia tăng. Trong cả hai kịch bản, thị trường đang chuẩn bị cho một giai đoạn biến động mạnh kéo dài trong năm 2024.
Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động

Có thể thấu hiểu được tâm thế của các cơ quan quản lý ngân hàng khi họ đang dần lùi bước trước sức ép mạnh mẽ từ ngành tài chính. Họ đang dần từ bỏ nỗ lực yêu cầu những ngân hàng lớn nhất tăng cường vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của mình. Quả thật, trong suốt một năm rưỡi qua, chúng ta chưa chứng kiến bất kỳ biến cố tài chính đáng kể nào. Hơn nữa, các ngân hàng cũng liên tục khẳng định rằng họ đã có dư dả vốn để đối phó với mọi tình huống.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ