Chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt: Nền kinh tế Úc sẽ chịu ảnh hưởng gì?

Chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt: Nền kinh tế Úc sẽ chịu ảnh hưởng gì?

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

07:49 26/06/2024

Một quan chức cấp cao của RBA cho biết các thiết lập về chính sách tiền tệ của Úc hiện đang ở mức thắt chặt, mặc dù tác động của chúng đến khả năng khiến nền kinh tế hạ nhiệt vẫn đang được tranh luận, trong bối cảnh các nhà hoạch định chính sách đang vật lộn với lạm phát vẫn ở mức cao.

"Các điều kiện tài chính đang đặc biệt thắt chặt đối với các hộ gia đình, nhưng ít khắt khe hơn đối với các doanh nghiệp lớn", Trợ lý Thống đốc RBA Christopher Kent cho biết trong bài phát biểu tại Melbourne vào thứ Tư. "Mức độ chính sách tiền tệ đang thắt chặt đến đâu vẫn chưa rõ ràng."

RBA đã giữ lãi suất ở mức cao nhất 12 năm là 4.35% vào tuần trước do lạm phát vẫn vượt mục tiêu. Ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất 13 lần từ tháng 5/2022 đến tháng 11/2023 và tiếp tục cảnh báo rằng việc thắt chặt hơn nữa là điều có thể xảy ra.

Ông Kent đã cung cấp một biểu đồ trong bài phát biểu cho thấy mức trung bình theo mô hình của lãi suất trung lập của RBA, hoặc mức không kích thích cũng không hạn chế cầu, là khoảng 3.5%.

Ông nói thêm rằng ước tính của ngân hàng trung ương về lãi suất trung lập đã tăng kể từ đại dịch. Thật vậy, hai năm trước, RBA ước tính lãi suất trung lập là ít nhất 2.5%.

Kể từ đó, lãi suất trung lập đã tăng lên. Điều này được thúc đẩy bởi một số yếu tố bao gồm nợ công tăng, áp lực tiết kiệm giảm do thay đổi nhân khẩu học và sự gia tăng đầu tư công và tư nhân để hỗ trợ nền kinh tế chuyển đổi sang mức phát thải ròng bằng 0.

Ông Kent khẳng định rằng các điều kiện tài chính thắt chặt ở Úc đang góp phần làm giảm nhu cầu, mặc dù dữ liệu kinh tế gần đây vẫn trái chiều.

"Điều này củng cố nhu cầu phải cảnh giác với những rủi ro đẩy lạm phát lên cao", ông Kent nói. "Do đó, liên quan đến đường hướng của lãi suất, hội đồng quản trị Ngân hàng Dự trữ không loại trừ bất kỳ khả năng nào."

Các nhà hoạch định chính sách sẽ theo dõi sát sao dữ liệu lạm phát hàng tháng cho tháng 5, dự kiến công bố vào 11:30 sáng theo giờ Sydney.

Ông Kent cũng cho biết tác động của chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ của RBA chủ yếu ảnh hưởng đến những người vay thế chấp mua nhà, trong khi các doanh nghiệp lại cho thấy khả năng chống chịu tốt hơn. Tổng mức sử dụng đòn bẩy của các doanh nghiệp phi tài chính (tức là vay nợ để đầu tư) tương đối thấp, chỉ hơn 20%, so với mức trung bình gần 30% trước đại dịch.

"Nếu các yếu tố khác không đổi, sự sụt giảm này cho thấy chính sách tiền tệ có tác động đến các doanh nghiệp trung bình ít hơn so với khi họ vay nợ nhiều hơn", ông Kent nói. "Hầu hết các công ty niêm yết cũng có lượng tiền mặt dự phòng cao hơn một chút so với mức trước đại dịch, và nhiều doanh nghiệp vẫn duy trì tình hình tài chính vững mạnh trong suốt giai đoạn thắt chặt lãi suất."

Ông nói thêm, các chỉ số về căng thẳng tài chính của doanh nghiệp nhìn chung vẫn ở mức thấp, trong khi tỷ lệ nợ xấu vẫn dưới mức lịch sử.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt
Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh đã tăng hơn 30%. Dữ liệu này cho thấy việc các nhà bán lẻ lớn ở quốc gia này liên tục bị kiện có thể đã thúc đẩy người lao động lên tiếng về vấn đề bất bình đẳng tại nơi làm việc.
Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo

Fed bất ngờ cắt giảm lãi suất 50 bps, khiến thị trường chao đảo. Mặc dù Powell khẳng định nền kinh tế Mỹ không suy thoái, chứng khoán nhanh chóng lao dốc khi ông cảnh báo không nên kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục hạ lãi suất mạnh tay. Quyết định này đã gây ra phản ứng trái chiều và lo ngại về hướng đi tiếp theo của Fed.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ