Chủ đề chính trên Phố Wall: Lạm phát. Nó có ý nghĩa gì đối với S&P 500?
Đỗ Duy Đạt
Associate Manager, FX G7
S&P 500 và Nasdaq đã giao dịch lên mức cao kỷ lục mới bất chấp mức tăng trưởng GDP đáng thất vọng trong quý III ở mức +2%, thấp hơn một chút so với kỳ vọng của các nhà phân tích là +2.6% và thấp hơn đáng kể so với mức tăng trưởng của quý 2 là +6.7%.
Sự gián đoạn của chuỗi cung ứng
Sự chậm lại phần lớn được cho là do tình trạng thiếu hụt hàng tiêu dùng trên diện rộng do chuỗi cung ứng đang diễn ra không ổn định. Những người ủng hộ thị trường tăng giá nhanh chóng chỉ ra rằng mặc dù mức GDP quý III là +2% có thể gây thất vọng, nhưng nó vẫn cao hơn +1.4% so với trước đại dịch. Hơn nữa, những nhà đầu cơ giá lên kỳ vọng rằng nhu cầu tiêu dùng bị kìm hãm sẽ dẫn đến tăng trưởng mạnh hơn trong quý IV và quý I năm sau. Trên thực tế, Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia (NRF) tuần trước dự đoán doanh số bán hàng sẽ tăng tới +10.5% lên 859 tỷ USD trong mùa mua sắm nghỉ lễ này (từ ngày 1 tháng 11 đến ngày 31 tháng 12), đánh bại kỷ lục năm ngoái khi người mua sắm quay trở lại các trung tâm mua sắm và cửa hàng.
Lạm phát - chủ đề chính của các ngân hàng trung ương
Lạm phát là chủ đề chính của các ngân hàng trung ương trong tuần trước với Ngân hàng Trung ương Canada và Ngân hàng Trung ương châu Âu đều có những động thái “diều hâu” (hawkish) hơn. Ngân hàng Canada là ngân hàng mạnh tay nhất, hôm thứ Tư thông báo dừng đột ngột chương trình mua tài sản của mình và đẩy nhanh kế hoạch tăng lãi suất. Tuyên bố của ngân hàng trung ương nói về giá năng lượng cao hơn và các nút thắt nguồn cung liên quan đến đại dịch “hiện dường như mạnh hơn và dai dẳng hơn dự kiến”.
ECB đã chọn giảm nhẹ tốc độ mua trái phiếu hàng tháng vì dự báo lạm phát sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới nhưng sau đó sẽ giảm vào năm tới. Tuy nhiên, ECB đã đẩy lùi khả năng tăng lãi suất vào năm 2022, vì họ dự kiến lạm phát sẽ giảm xuống dưới tỷ lệ mục tiêu +2% của ECB vào cuối năm 2022 mà không có bất kỳ sự can thiệp nào.
Dữ liệu cần theo dõi
Tuần này cũng mang đến Báo cáo việc làm tháng 10 của Mỹ, dự kiến sẽ cho thấy sự gia tăng trong việc tuyển dụng so với tháng 9 dựa trên sự sụt giảm ổn định của số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần trong tháng 10.
Các dữ liệu chính khác bao gồm Chi tiêu xây dựng và ISM sản xuất vào thứ Hai; ISM Phi Sản xuất và Đơn đặt hàng Nhà máy vào Thứ Tư; và Tín dụng tiêu dùng vào thứ Sáu.
Phân tích S&P 500
Như dự đoán, S&P 500 đã đạt đến ngưỡng kháng cự Gann tại 4,600. Chu kỳ và tính chất mùa vụ vẫn ủng hộ “bullish”. Tuy nhiên, Vài phiên giao dịch sắp tới là rất quan trọng. Nếu giá giữ vững chắc ở trên 4,600, chúng ta có thể thấy 4,800 vào cuối năm nay. Một sự từ chối từ sự kháng cự Gann có thể mang lại một nhịp điều chỉnh. Các yếu tố cơ bản vẫn ủng hộ xu hướng tăng giá, bất chấp lạm phát gia tăng và thu nhập hộ gia đình giảm. Do đó, S&P 500 là thị trường để “buy the dip”.
Có một số mức hỗ trợ quan trọng cần theo dõi đó là 4,500, 4,250 và 4,125. Nếu các chỉ số kinh tế quan trọng vẫn ở gần mức hiện tại, các nhịp điều chỉnh sẽ được các nhà đầu tư chờ mua vào. Việc Short chỉ hợp lý nếu các yếu tố cơ bản thay đổi và giá tạo ra mức kháng cự dưới MA 50 ngày.
FXStreet