Chủ tịch Fed Minneapolis: Lãi suất có thể được giữ nguyên trong thời gian dài hơn

Chủ tịch Fed Minneapolis: Lãi suất có thể được giữ nguyên trong thời gian dài hơn

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

06:18 08/05/2024

Chủ tịch Fed Minneapolis Neel Kashkari cho biết có khả năng Fed sẽ giữ lãi suất ở mức hiện tại trong một thời gian dài cho đến khi các quan chức chắc chắn rằng lạm phát đang đi đúng mục tiêu.

Chủ tịch Fed Minneapolis cho biết dữ liệu lạm phát gần đây đã làm dấy lên nghi ngờ về hiệu quả của chính sách tiền tệ trong việc đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2%.

Ông nói: “Rất có thể lãi suất sẽ được giữ nguyên lâu hơn nữa. Nếu lạm phát bắt đầu giảm trở lại hoặc thị trường lao động yếu đi rõ rệt thì chúng tôi có thể sẽ cắt giảm lãi suất. Nếu lạm phát vẫn ở mức 3%, chúng tôi sẽ giữ nguyên hoặc thậm chí có thể tăng lãi suất nếu cần thiết."

Kashkari chỉ ra lạm phát lĩnh vực nhà ở dai dẳng cho thấy lãi suất trung lập có thể cao hơn trong ngắn hạn. Điều này cho thấy Fed còn nhiều việc phải làm để hạ nhiệt lạm phát. Ông viết: “Thị trường lao động đã có khả năng phục hồi tốt, nhưng với lạm phát trong quý gần đây nhất đi ngang, điều này đặt ra câu hỏi về mức độ thắt chặt thực sự của chính sách tiền tệ”.

Các quan chức Fed đã giữ nguyên lãi suất kể từ cuộc họp tháng 7 và dữ liệu lạm phát mạnh hơn dự kiến ​​đã khiến họ không thể hạ lãi suất. Các nhà đầu tư hiện kỳ ​​vọng Fed chỉ cắt giảm lãi suất 2 lần trong năm nay, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng 6 lần vào đầu năm. Kashkari dự báo Fed sẽ không cắt giảm lãi suất trong năm nay .

Thước đo lạm phát chính của Fed (PCE) đã tăng 2.7% trong tháng 3, mặc dù đã giảm so với mức đỉnh 7.1% vào năm 2022, nhưng vẫn nhanh hơn tốc độ 2.5% được thấy vào đầu năm nay.

Một trong những nguyên nhân gây lạm phát lớn nhất hiện nay là nhà ở. Sự thiếu hụt nguồn cung đang khiến giá nhà tăng cao khi lãi suất thế chấp dao động gần mức cao nhất trong hơn 20 năm.

Kashkari cho rằng nhà ở là một lĩnh vực có tầm ảnh hưởng lớn, khả năng phục hồi của lĩnh vực này làm dấy lên hoài nghi về mức độ thắt chặt của chính sách tiền tệ hiện tại.

Kashkari đã nâng dự báo lãi suất trung lập dài hạn từ 2% lên 2.5%. Một số đồng nghiệp của ông trong Ủy ban Thị trường mở Liên bang cũng đã nâng ước tính, với dự báo trung bình về lãi suất dài hạn tăng lên 2.6% từ mức 2.5%.

Ông nhấn mạnh Fed phải đưa ra chính sách dựa trên mức lãi suất trung lập trong ngắn hạn. Ông nói thêm: “Sự không chắc chắn lãi suất trung lập tạo ra thách thức cho các nhà hoạch định chính sách”.

Vào đầu tháng 2, ông cho biết các nhà hoạch định chính sách có thời gian để đánh giá dữ liệu sắp tới trước khi hạ lãi suất. Khi đó ông nói rằng những thay đổi trong quá trình phục hồi kinh tế sau đại dịch có thể khiến lãi suất trung lập tăng.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sức ép từ nhà đầu tư trái phiếu: Giờ là lúc chính phủ phải hành động
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Sức ép từ nhà đầu tư trái phiếu: Giờ là lúc chính phủ phải hành động

Sự gia tăng lợi suất trái phiếu cho thấy các nhà đầu tư đang theo dõi sát sao khả năng xử lý của các nền kinh tế phát triển trước hai thách thức lớn: gánh nặng nợ công ở mức cao và chi phí vay vốn ngày càng tăng. Điều này phản ánh mối quan ngại ngày càng lớn của thị trường về tính bền vững tài chính của các quốc gia trong bối cảnh chi phí phục vụ nợ đang có xu hướng leo thang.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tiếp theo: Nền kinh tế số một thế giới sẽ phải hứng chịu điều gì?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tiếp theo: Nền kinh tế số một thế giới sẽ phải hứng chịu điều gì?

Trung Quốc không phải là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ - vị trí đó thuộc về Canada. Trung Quốc thậm chí còn không đứng thứ hai, nhưng với khoảng 200 tỷ USD xuất khẩu bị đe dọa (đứng sau Canada với 428 tỷ USD và Mexico với 362 tỷ USD), những gì xảy ra với thương mại Mỹ-Trung dưới chính quyền Trump sẽ có ảnh hưởng lớn đến tương lai kinh tế Mỹ. Vậy điều gì sẽ xảy ra với quan hệ thương mại Mỹ-Trung vào năm 2025, và những phần nào của nền kinh tế Mỹ dễ bị tổn thương nhất từ một vòng chiến tranh thương mại mới?
Sự bùng nổ của ngành công nghệ liệu rằng sẽ khiến mọi thứ thay đổi chóng mặt?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Sự bùng nổ của ngành công nghệ liệu rằng sẽ khiến mọi thứ thay đổi chóng mặt?

Những năm gần đây, tốc độ phát triển của xã hội ngày càng diễn ra nhanh chóng. Điều này được thể hiện rõ nét qua chuỗi sự kiện có tính bước ngoặt: từ những xung đột địa chính trị làm rung chuyển trật tự toàn cầu, đến những biến động sâu sắc trên chính trường Mỹ, và đặc biệt là cuộc cách mạng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo với những đột phá liên tiếp.
Kinh tế Mỹ năm 2024 tỏa sáng bất chấp áp lực lãi suất và bầu cử
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Kinh tế Mỹ năm 2024 tỏa sáng bất chấp áp lực lãi suất và bầu cử

Bất chấp những dự báo bi quan về một cuộc suy thoái, nền kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục chứng tỏ sức mạnh vượt trội trong những năm qua. Năm 2024 một lần nữa là minh chứng sống động cho sự kiên cường đó, khi nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục phát triển vững vàng bất chấp mọi thách thức.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ