Chứng khoán châu Á giảm theo chứng khoán Mỹ sau biên bản FOMC
Đặng Thùy Linh
Junior Analyst
Chứng khoán châu Á trượt dốc theo đà sụt giảm ở Phố Wall khi biên bản cuộc họp của Fed cho giọng điệu lãi suất sẽ còn tăng cao trong thời gian dài hơn.
Chứng khoán châu Á giảm phiên thứ ba liên tiếp khi chứng khoán Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc và Hồng Kông đều giảm. Chứng khoán Nhật Bản giao dịch ổn định trong phiên đầu tiên của năm mới sau kỳ nghỉ lễ.
HĐTL cổ phiếu của Mỹ ở mức cao hơn so với châu Á, trong bối cảnh S&P 500 kết thúc phiên ngày 3/1 với mức giảm 0.8%, kéo dài chuỗi sụt giảm kể từ phiên giao dịch cuối cùng của năm 2023. Chỉ số Nasdaq 100 giảm 1.1%, giảm ngày thứ tư liên liên tiếp và là mức giảm lớn nhất trong hai tháng. Alphabet là công ty duy nhất trong nhóm Magnificent Seven tránh được thua lỗ, một dấu hiệu cho thấy sự quan tâm của nhà đầu tư đối với các cổ phiếu công nghệ đã dẫn đầu đợt tăng giá năm 2023 đang giảm dần.
Điều đáng quan tâm bây giờ là dữ liệu việc làm sắp tới của Hoa Kỳ vào ngày 5/1 sau khi biên bản cuộc họp tháng 12 của Fed cho thấy lãi suất có thể vẫn ở mức hạn chế “trong một thời gian”. Các nhà giao dịch hợp đồng swap cũng đã giảm mức đặt cược vào việc cắt giảm lãi suất.
Theo Ian Lyngen tại BMO Capital Markets: "Nhìn chung, đó là một bản cập nhật mang tính diều hâu từ Fed, mặc dù giọng điệu đó có vẻ bị nhà đầu tư ngó lơ”.
Chứng khoán Trung Quốc dẫn đầu sự sụt giảm ở châu Á, với chỉ số CSI 300 giảm 1%, sau khi một báo cáo cho thấy mức lương trả cho công nhân Trung Quốc tại các thành phố lớn giảm mạnh nhất trong lịch sử. Sự sụt giảm diễn ra ngay cả khi thước đo về hoạt động dịch vụ của nước này đã tăng lên mức cao nhất trong 5 tháng vào tháng 12.
Trong khi đó, lợi suất TPCP Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 3 năm.
Vikas Pershad, giám đốc danh mục đầu tư cổ phiếu châu Á của M&A Investments, cho biết: “Có rất nhiều hoạt động đang diễn ra ở Trung Quốc mà chúng tôi không biết liệu nên tập trung vào các tên tuổi công nghệ vốn hóa lớn hay bất động sản. Chúng tôi nhận thấy một thị trường có cơ hội đạt được hiệu suất vượt trội tương đối lẫn tuyệt đối.”
Chỉ số DXY tăng cao hơn sau khi tăng phiên thứ tư liên tiếp vào ngày 3/1, mức tăng tốt nhất kể từ tháng 11. USD/JPY giao dịch quanh mức 143 sau khi tăng gần 1% trong phiên trước đó.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã phá giá đồng nội tệ ngày 3/1 với mức độ lớn nhất trong hơn sáu tháng, một dấu hiệu cho thấy các nhà hoạch định chính sách có thể đã chuyển trọng tâm từ ổn định tiền tệ sang nới lỏng tiền tệ.
Trái ngược với chứng khoán, TPCP tương đối ổn định ở châu Á. Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm giảm 1bps xuống mức 3.9% ngày 3/1.
Dữ liệu về hoạt động sản xuất tại Mỹ ngày 3/1 ở mức thu hẹp. Số cơ hội việc làm giảm nhẹ trong tháng 11, một dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang suy yếu.
Rubeela Farooqi, tại High Frequency Economics viết: “Nhìn chung, thị trường lao động vẫn mạnh, nhưng nhu cầu đang hạ nhiệt, cân bằng tốt hơn với nguồn cung. Những dữ liệu này sẽ là tin tức đáng mừng cho các nhà hoạch định chính sách và nó củng cố cho Fed về động thái hạ lãi suất, có thể là vào quý II.”
Iran cho biết các cuộc tấn công khiến gần 100 người thiệt mạng ở nước này là để trừng phạt lập trường chống lại Israel, điều này càng làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Căng thẳng leo thang đã khiến giá dầu thô tiếp tục tăng trong ngày 4/1. Giá dầu cũng được hưởng lợi bởi sự gián đoạn nguồn cung ở Libya và tuyên bố cam kết ổn định giá từ OPEC.
Sự sụt giảm của Bitcoin đã khiến tiền điện tử mất gần như tất cả lợi nhuận từ đầu năm đến nay.
Bloomberg