Chứng khoán Mỹ bị bán tháo mạnh, S&P 500 tiếp tục "dò đáy"
Tùng Trịnh
CEO
Hợp đồng tương lại các chỉ số chứng khoán Mỹ hiện đang tăng nhẹ, sau khi phố Walls chứng kiến cú bán tháo mạnh mẽ, đưa chỉ số S&P 500 về mức thấp nhất của năm 2022
Đợt bán tháo tiếp tục diễn ra trong phiên ngày thứ Năm khi các nhà đầu tư lo ngại về các quyết định tăng lãi suất trong tương lai từ Cục Dự trữ Liên bang và tác động của nó đến thị trường.
Apple dẫn đầu làn sóng bán tháo, đóng cửa giảm 4.9%, do gã khổng lồ công nghệ phải đối mặt với báo cáo về nhu cầu giảm đối với các sản phẩm mới của mình, đặc biệt là dòng iPhone 14. Bank of America cũng hạ bậc gã công nghệ khổng lồ, gây áp lực lên cổ phiếu của hãng này.
Kết thúc phiên giao dịch, S&P 500 giảm 2.1% xuống 3,640.47. Chỉ số Dow Jones giảm 1.54% xuống 29,225.61, trong khi Nasdaq Composite giảm 2.84% xuống 10,737.51.
Các chỉ số chính chìm trong sắc đỏ một ngày trước phiên kết thúc tuần và tháng - S&P 500 giảm 1.4% trong tuần này, trong khi Dow và Nasdaq đều giảm 1.2%. Trong cả tháng 9, S&P 500 giảm 7.9%, Dow Jones giảm 7.2% và Nasdaq giảm 9.1%.
Jamie Cox, đối tác quản lý của Tập đoàn tài chính Harris cho biết: “Thị trường đang gặp vấn đề, nhưng về cơ bản đó là những gì Fed muốn: thắt chặt các điều kiện tài chính và họ tin rằng điều đó sẽ giúp giảm lạm phát xuống mức mà họ cho là có thể chấp nhận được. Và họ đang sử dụng cơ chế truyền tải qua thị trường để biến điều đó thành hiện thực".
Cổ phiếu Nike giảm sau khi công ty này báo cáo doanh số bán hàng tăng lên, nhưng các vấn đề về chuỗi cung ứng và hàng tồn kho đã cản trở lợi nhuận trong quý tài chính đầu tiên của họ. Trong khi đó, cổ phiếu của Amylyx Pharmaceuticals đã tăng vọt sau khi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm phê duyệt loại thuốc điều trị bệnh Lou Gehrig.
Hôm nay, các nhà đầu tư sẽ theo dõi dữ liệu thu nhập và chi tiêu cá nhân, cũng như chi tiêu của người tiêu dùng. Dữ liệu PCE cơ bản, chỉ số đo lường lạm phát được Fed thường xuyên sử dụng, cũng sẽ được công bố
CNBC