Chứng khoán Mỹ mở cửa ở mức cao hơn khi các nhà đầu tư hy vọng rằng xu hướng tăng giá sẽ tiếp tục
Quỳnh Nguyễn
Currency Analyst
Khi thị trường không có dữ liệu kinh tế nào cụ thể để đánh giá, các nhà đầu tư tiếp tục gửi kỳ vọng vào chứng khoán Mỹ.
Sự vắng mặt của dữ liệu kinh tế tiếp thêm động lực cho thị trường chứng khoán.
S&P 500 Futures tăng khoảng 1% từ đầu phiên khi các nhà đầu tư hy vọng rằng tình hình Coronavirus đang dần ổn định. Điều quan trọng là từ nửa đầu tuần đến nay, có khá ít dữ liệu kinh tế nên thị trường chưa bị thử thách bởi tin tức tiêu cực.
Tình trạng này sẽ thay đổi vào ngày mai khi số liệu trợ cấp thất nghiệp của Mỹ được công bố. Bản công bố trước đó chỉ ra rằng có 6.6 triệu người Mỹ đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp, trong khi các nhà phân tích cho rằng trong tuần này sẽ có 5.25 triệu yêu cầu trợ cấp thất nghiệp.
Lần trước thị trường không quá bị ảnh hưởng bởi số liệu việc làm tiêu cực, nhưng lần này sẽ khác vì thị trường chứng khoán đang giao dịch ở mức giá cao hơn.
Trữ lượng dầu có thể sắp có bước chuyển lớn trước cuộc họp của OPEC+
Biến động giá dầu sẽ đáng chú ý trong ngày giao dịch hôm nay bởi cuộc họp cực kỳ quan trọng của các quốc gia OPEC + sắp diễn ra vào ngày 9 tháng 4. Các nhà giao dịch có thể bắt đầu đặt cược ngay hôm nay.
Nếu dầu có bất kỳ biến động lớn nào xảy ra, các cổ phiếu dầu mỏ chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng theo, từ đó ảnh hưởng đến động lực chung của thị trường.
Như thường lệ, các nhà sản xuất dầu lớn như Exxon Mobil hay Chevron sẽ được chú ý hơn hết. Cho đến nay cổ phiếu của các công ty này cho thấy nhiều tín hiệu tích cực hơn so với giá dầu trong bối cảnh khủng hoảng, nhưng còn phải xem liệu họ có thể chịu được một đợt giảm giá dầu khác hay không nếu điều này xảy ra.
Châu Âu không đạt được sự đồng thuận về kế hoạch viện trợ kinh tế
Các bộ trưởng tài chính khối EU đã dành cả đêm để đàm phán về kế hoạch hỗ trợ cho các nền kinh tế đang gặp khó khăn ở châu Âu. Cuộc thảo luận đã tạm hoãn cho đến thứ Năm.
Ý và Tây Ban Nha – 2 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề - cho rằng Châu Âu nên phát hành “trái phiếu Corona – Coronabonds”, trong khi các nước như Đức và Hà Lan chống lại việc phát hành nợ chung của toàn khối. Nền kinh tế toàn cầu ngày nay có kết nối rất chặt chẽ, do đó một hành động phối hợp từ tất cả các nước lớn là rất cần thiết để giảm thiệt hại do tác động của virus.
Cho đến nay, chính phủ và các ngân hàng trung ương đã cung cấp cho thị trường khá nhiều thanh khoản, nhưng kể cả việc sử dụng những biện pháp chưa từng có trước đây có lẽ vẫn không đủ để hỗ trợ nền kinh tế thế giới trong giai đoạn cấp bách của khủng hoảng.
Tại thời điểm này, thị trường chứng khoán đang lạc quan cho rằng các giải pháp phù hợp sẽ được tìm thấy và các công ty sẽ có đủ hỗ trợ để vượt qua khủng hoảng do virus gây ra.
Tuy nhiên, nếu sự tự tin này biến mất, chúng ta sẽ sớm thấy một bi kịch khác xảy ra với chứng khoán Mỹ.