Chúng ta đang sống trong bong bóng của chủ nghĩa "tân phong kiến"?
Trần Minh Đức
Junior Analyst
Nếu bạn hay theo dõi các nhà kinh tế hiện nay, bạn sẽ thấy mọi thứ đều màu hồng: nhờ sự phát triển của năng lượng thay thế như gió và mặt trời, giá năng lượng ngày càng rẻ hơn, chúng ta ngày càng thông minh hơn – số lượng bằng đại học tăng lên, tiền lương cũng tăng lên, lạm phát có xu hướng giảm, ngân sách hộ gia đình và lợi nhuận doanh nghiệp lớn, nợ chưa tới mức đáng kể và GDP đang tăng.
Tất nhiên, tất cả tin vui này đều được hỗ trợ bởi số liệu thống kê, nhưng có một vấn đề nhỏ: tất cả những người tin vào điều này hiện đang sống trong một quả bong bóng của tầng lớp tinh hoa, họ cách ly khỏi thực tế trong thế giới thực.
Bên ngoài bong bóng, giới tinh hoa giàu có tạo ra các số liệu thống kê và "tin tức", để nền kinh tế toàn cầu hoàn toàn theo kiểu tân phong kiến - và nền kinh tế Mỹ cũng vậy.
Vậy tân phong kiến (neo feudal) nghĩa là gì? Nó đề cập đến một hệ thống kinh tế xã hội hai tầng, trong đó tầng lớp tinh hoa sở hữu phần lớn tài sản và nhận được phần lớn thu nhập, đồng thời sử dụng sự thống trị tài chính này để ảnh hưởng tới chính trị và truyền thông.
Trong xã hội tân phong kiến, bộ máy điều hành bảo vệ và thực thi sự thống trị của giới tinh hoa. Các cartel và các công ty độc quyền có quyền tự do ấn định giá và khai thác, nguồn thu từ thuế liên tục đổ vào các cartel, các tổ chức ưu tú như quỹ tín thác gia đình được giảm thuế, v.v.
Nói cách khác, “thị trường” trở nên thiếu minh bạch trong khi chính phủ không làm gì.
Những người "nông dân" làm việc cực nhọc để làm giàu cho những "địa chủ". Tài sản chính của họ - nhà cửa và xe cộ - thực ra là thu nhập dành cho giới người giàu có, những người đang thu tiền lãi thế chấp và lãi suất cho vay mua ô tô do tầng lớp "nông dân" trả.
Điều cốt lõi trong chủ nghĩa tân phong kiến là việc những người vốn đã giàu có ngày càng gia tăng tài sản, còn những người khác thì thấy phần tài sản ít ỏi của họ ngày càng ít đi. Như các biểu đồ dưới đây cho thấy, phần lớn lợi nhuận tài chính do nền kinh tế Hoa Kỳ tạo ra đều chảy vào túi 0.1% những người có nhiều tài sản nhất.
Thị phần của 1% tỷ phú giàu nhất đã tăng 40%:
trong khi phần tài sản của 50% người có thu nhập thấp nhất đã giảm xuống còn 3%:
Khả năng thăng tiến xã hội bị hạn chế, chỉ có trường hợp một số người dân lao động hiếm hoi đang cố gắng tự mình leo lên tầng lớp kỹ trị, tầng lớp 5% cao cấp này luôn nhiệt tình phục vụ lợi ích của quý tộc tài chính. Tầng lớp này sống trong một bong bóng được bảo vệ: được hưởng đặc quyền, trong các khu vực an ninh, bay đi khắp nơi trên thế giới, và cứ như vậy: mọi thứ đều tốt vì họ được thăng tiến.
Cuộc sống trong bong bóng này rất tươi đẹp bởi vì không có trại tị nạn dành cho người vô gia cư, họ sống dư giả và tài sản của họ bao gồm lương hưu, trái phiếu thừa kế và bất động sản cho thuê, các quỹ tiền đại học, hợp đồng quyền chọn cổ phiếu doanh nghiệp, và cứ như vậy - tăng mạnh qua từng năm và từng thập kỷ.
Tài sản gia tăng hoàn toàn là kết quả của sự can thiệp chưa từng có của ngân hàng trung ương, điều này không được đề cập. Như đã được nhắc ở phía trên, vai trò của nhà nước và ngân hàng trung ương là duy trì tình trạng hiện có, tức là gia tăng phần lớn của tài sản và thu nhập quốc gia của những người giàu đã trở nên giàu hơn và tạo ra thêm nợ cho người dân lao động.
Bên ngoài bong bóng đặc quyền của các nhà kỹ trị, phần tiền lương trong nền kinh tế đã bị tầng lớp quý tộc tước đoạt trong 45 năm.
Trong khi tiền lương tăng lên, chi phí chỗ ở, tiện ích, nợ nần, xe cộ, phương tiện giao thông công cộng, chăm sóc trẻ em và các nhu yếu phẩm khác đều tăng cao.
Nhìn chung, guồng quay của chủ nghĩa tân phong kiến đối với người "nông dân" là tiền lương không thay đổi (hoặc giảm khi đo bằng sức mua) trong khi tiền thuê nhà tăng đều đặn, ăn mòn thu nhập khả dụng của họ.
Bên trong bong bóng giai cấp kỹ trị, mọi thứ đều vui vẻ. Trí tuệ nhân tạo sẽ gia tăng thêm lợi nhuận cho họ (tất cả đều chảy vào tầng lớp quý tộc), năng lượng ngày càng rẻ hơn và dồi dào hơn, v.v.
Năng lượng thay thế có vẻ rẻ tiền vì toàn bộ chi phí trọn đời đã không được tính đến (như chi phí ngoại tác) và lượng hydrocarbon khổng lồ mà chúng ta thải ra không thực sự bị giảm đi.
Nói cách khác, các nhà kinh tế học thông thường và các nhà kỹ trị duy trì bong bóng đặc quyền của họ bằng cách bám vào một tư duy ảo tưởng là không liên kết với thế giới thực.
Luôn có rất nhiều bài báo học thuật hoặc báo cáo của các tổ chức tư vấn/công ty để củng cố niềm tin bên trong bong bóng rằng mọi thứ đều tuyệt vời, bởi vì nó tạo ra những câu chuyện tích cực khiến cơ chế tân phong kiến không bị ảnh hưởng trong thế giới của tầng lớp kỹ trị.
Zerohedge