Cổ phiếu công nghệ đang bành trướng thị trường chứng khoán Mỹ trong thời kỳ bất ổn, sự phân kỳ trong ngành ngân hàng ngày càng rõ rệt?

Cổ phiếu công nghệ đang bành trướng thị trường chứng khoán Mỹ trong thời kỳ bất ổn, sự phân kỳ trong ngành ngân hàng ngày càng rõ rệt?

Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

15:00 08/07/2024

Marko Kolanovic, cựu giám đốc bộ phận chiến lược thị trường toàn cầu của JPMorgan, đã cho thấy sự biến động dữ dội của thị trường nửa đầu năm 2024 trong báo cáo cuối cùng của mình. Liệu sự phân kỳ giữa ngân hàng địa phương và ngân hàng lớn tại Mỹ sẽ ngày càng nới rộng?

Trên WSJ, ông Jason Zweig đã chỉ ra rằng các nhà quản lý chiến lược chủ động đang hoạt động kém hơn so với mức chuẩn thông thường của họ. Ông cho biết: “Trong nửa đầu năm 2024, chỉ có 18.2% các quỹ tương hỗ và các quỹ ETF cho thấy sự vượt trội so với S&P 500".

Con số này là 27% trong 10 năm qua. Ông Zweig cho biết thêm: “Lý do là vì hơn một nửa lợi nhuận của S&P đến từ một vài cổ phiếu lớn”. Nvidia, Microsoft, Lilly, Meta và Amazon chiếm 55% lợi nhuận trong nửa đầu năm. Trong khi đó, 5 cổ phiếu lớn nhất (Microsoft, Apple, Nvidia, Alphabet, Amazon) chiếm 27%. Đối với hầu hết các nhà quản lý chủ động, việc sở hữu 3 cổ phiếu, chiếm tới 20% quỹ đầu tư, là vi phạm các giới hạn rủi ro. Nhưng nếu bạn không tiếp cận nhiều với những cổ phiếu lớn nhất S&P 500, gần như chắc chắn bạn đã hoạt động kém hiệu quả.

Các nhà quản lý quỹ phải đau đầu lựa chọn giữa việc: đặt cược vào các cổ phiếu công nghệ đang có hiệu suất tốt hay tạo ra rủi ro cho tài sản nhà đầu tư. Các chiến lược gia của Phố Wall cũng có quan điểm tương tự.

Financial Times (FT) cho biết tuần trước: “Marko Kolanovic sẽ rời khỏi vai trò giám đốc bộ phận chiến lược thị trường toàn cầu của JPMorgan, chấm dứt khoảng thời gian 19 năm mà đỉnh điểm trong đó là một loạt các quyết định sai lầm trên thị trường chứng khoán Mỹ. Ông Kolanovic là một trong số ít các chiến lược gia bearish còn sót lại ở Phố Wall, gần đây ông đã dự báo rằng S&P 500 sẽ giảm gần 25% so với mức hiện tại vào cuối năm nay. Hai năm trước, ông Kolanovic khuyên khách hàng nên nắm giữ lượng lớn cổ phiếu Mỹ trong danh mục đầu tư khi thị trường bán tháo liên tục. Sau đó, ông chuyển sang khuyến nghị khách hàng nắm giữ lượng nhỏ vào đầu năm 2023. JPMorgan đã giữ nguyên vị thế, mặc dù chỉ số blue-chip đã tăng hơn 40% kể từ đó”.

Bài viết của FT không cung cấp thông tin cụ thể về lý do Kolanovic rời đi, nhưng có vẻ như chắc chắn rằng những định hướng không chính xác trên thị trường đã khiến ông ấy bị đẩy đi. Ông Zweig mô tả rằng Kolanovic đã rơi vào một tình huống khó xử: “Ông ấy sẽ chứng minh thị trường cổ phiếu AI là ổn định và bền vũng hoặc ông ta sẽ trông như kẻ ngốc. Tuy nhiên, việc này yêu cầu ông ấy phải quay lưng lại với rất nhiều nguyên tắc tiêu chuẩn về phân tích cơ bản và thiết kế danh mục đầu tư”.

Ông Kolanovic, đóng vai trò là người đưa ra tiêu chuẩn cho những nguyên tắc của JPMorgan, rời đi với những đóng góp đáng được ghi nhận. Báo cáo triển vọng giữa năm của JPMorgan Global Research, do Kolanovic là tác giả chính và được công bố chỉ cách đây khoảng một tuần, đã đưa ra một luận điểm rõ ràng rằng chế độ thị trường hiện tại đang vô cùng bất ổn:

  • Các giao dịch dựa vào động lượng đang xảy ra ồ ạt
  • Hầu hết lợi nhuận tập trung ở một số cổ phiếu mega-cap
  • Để duy trì đà tăng, các cổ phiếu mega-cap sẽ phải tiếp tục vượt qua ước tính của các nhà phân tích
  • Những ước tính đó mã hóa kỳ vọng về mức tăng trưởng hai con số trong tương lai gần
  • So sánh lợi nhuận hàng năm sẽ khó khăn hơn trong nửa cuối năm
  • Các nhà đầu tư cho thấy vị thế tích cực đối với cổ phiếu và tâm lý bullish
  • Chu kỳ kinh doanh đang đi ngang trong hoàn cảnh tốt nhất, với người tiêu dùng thu nhập thấp đang chịu áp lực
  • Việc cắt giảm lãi suất nhanh chóng khó có thể xảy ra và ngay cả khi điều này xảy ra, phần cuối của đường cong - tức là tỷ lệ chiết khấu cho tài sản rủi ro - có thể vẫn ở mức cao.
  • Tác động của việc mua lại cổ phiếu đang suy giảm
  • Tăng trưởng cung tiền yếu
  • Lãi suất ngày càng tăng
  • Định giá đang ở mức cao nhất trong chu kỳ
  • Phần bù rủi ro cổ phiếu rất thấp
  • Biến động không hề cho thấy dấu hiệu hạ nhiệt

Báo cáo tóm tắt: “Biến động cường điệu của giá cả và tâm lý thường được điều chỉnh một cách mạnh mẽ hơn khi sự hưng phấn đạt đến đỉnh điểm”. Nếu Kolanovic biết công việc của ông tại JPMorgan đã kết thúc, thì trong báo cáo cuối cùng của mình, ông ấy có thể chỉ ra những điều phù hợp hơn và những chỉ trích nhắm vào ông sẽ là quá đáng nếu thị trường đảo chiều trong nửa sau. Ngay cả khi điều này không xảy ra, ông ấy cũng xứng đáng được tôn trọng khi đứng về phía sàn binary - thị trường chứng khoán Mỹ.

Sự phân kỳ ngân hàng địa phương và ngân hàng lớn

Tài sản của các ngân hàng lớn và ngân hàng địa phương đã có sự phân kỳ lớn trong 5 tháng qua:

Những lý do cho sự phân kỳ này khá rõ ràng:

  1. Các ngân hàng địa phương có mức độ tiếp xúc nhiều hơn với bất động sản thương mại, vốn chịu áp lực từ lãi suất cao hơn trong thời gian dài.
  2. Chi phí tiền gửi tại các ngân hàng lớn nhất, được coi là an toàn nhất, đã tăng ít hơn so với các ngân hàng địa phương nhỏ hơn do lãi suất tăng lên.
  3. Ngày càng có nhiều hy vọng rằng các tiêu chuẩn ngân hàng Basel III sẽ được giảm bớt, điều này mang lại lợi ích cho các ngân hàng lớn nhưng không ảnh hưởng tới các ngân hàng nhỏ hơn.
  4. Các hoạt động thế mạnh của các ngân hàng lớn, chẳng hạn như trading và đầu tư, đang cho thấy hiệu suất tốt

Tuy nhiên, lịch sử cho thấy rằng các chỉ số của ngân hàng lớn và ngân hàng địa phương không phân kỳ quá xa nhau trong thời gian dài.

Biến động tỷ suất sinh lời của các ngân hàng trong 20 năm

Ngân hàng là một ngành kinh doanh trải rộng: các ngân hàng thu tiền ở một mức giá và cung cấp tiền ở một mức giá khác. Và tiền là một loại hàng hóa: theo thời gian, giá mua và giá cung cấp sẽ có xu hướng giống nhau đối với hầu hết các ngân hàng, bởi vì chúng được xác định chủ yếu bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô hơn là các yếu tố đặc thù. Tất nhiên, một số ngân hàng sẽ cho thấy hiệu quả trong hoạt động hơn phần còn lại. Các ngân hàng trong cùng một khu vực sẽ điều chỉnh hoạt động bám sát nhau nhất. Nếu điều này là đúng, có lẽ chúng ta có thể mong đợi khoảng cách giữa các ngân hàng lớn và các ngân hàng địa phương cuối cùng sẽ thu hẹp lại.

Chỉ số ngân hàng KBW không chỉ bao gồm các ngân hàng ở khu vực lớn mà còn bao gồm các siêu khu vực như US Bank, Truist và PNC. Sự phân kỳ gần đây thậm chí còn mạnh mẽ hơn nếu chỉ so sánh chỉ số các ngân hàng lớn và ngân hàng địa phương. Khoảng cách là khoảng 30 điểm phần trăm kể từ cuối tháng 1:

Ví dụ ở đây là hai ngân hàng lớn nhất và đa dạng nhất của Mỹ, JPMorgan Chase và Bank of America (BofA), trỗi dậy mạnh mẽ và thống trị Citi, Wells Fargo và các ngân hàng địa phương, hầu hết đều đều cho thấy hoạt động kinh doanh đi ngang. Nhưng gần đây có hai điều đã thay đổi. Đầu tiên, bắt đầu từ đầu năm 2023, JPMorgan đã đi trước BofA, có lẽ là do họ quyết định giữ tài sản có tính thanh khoản cao hơn trong danh mục tài sản ngắn hạn để chuẩn bị cho lãi suất tăng. Việc BofA không làm được điều đó đã dẫn đến hàng tỷ USD thua lỗ chưa được thực hiện. Tiếp theo, Citigroup và Wells đã có một năm 2024 tuyệt vời: cả hai ngân hàng dường như đang hồi phục trở lại sau một số xáo trộn khá nghiêm trọng về mặt thể chế trong một hoặc hai thập kỷ qua.

Điều này để lại một số câu hỏi thú vị. Có phải công nghệ, quy định chặt chẽ hoặc một số yếu tố khác đã khiến cho nền kinh tế ngân hàng trở nên khác biệt và tốt hơn đối với các ngân hàng lớn nhất và đa dạng nhất - một nhóm hiện chỉ bao gồm JPMorgan và BofA? Nếu đúng như vậy, liệu Citi, Wells hay một trong những ngân hàng siêu khu vực có thể tham gia nhóm đó không? Và nếu không phải như vậy thì liệu đến một lúc nào đó có đáng để kỳ vọng vào sự hồi sinh của ngân hàng địa phương không?

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ