Công cụ ngắt mạch thị trường (circuit breaker) là gì và cách thức hoạt động ra sao?
Đạt Nguyễn
Currency Analyst
Chỉ trong vòng 2 tuâ đầu tiên của tháng Ba, chúng ta đã chứng kiến một sự kiện chưa từng có trong lịch sử ngành tài chính: Tất cả các chỉ số chứng khoán của Mỹ đều 'đứng im'. Hãy cùng tìm hiểu điều gì có thể 'đóng băng' hoạt động giao dịch thông qua bài viết này nhé.
Năm 2020 xảy ra đại dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp có thể lây qua người với tên gọi Covid-19. Sự kiện xảy ra vào đầu năm này đã làm đảo lộn thị trường tài chính, khiến FOMC phải họp khẩn cấp rồi đưa ra quyết định cắt giảm tới 100 điểm cơ bản và cam kết cung cấp một nguồn thanh khoản dồi dào để ổn định thị trường. Tuy nhiên, nỗ lực của Fed khiến các nhà đầu tư dần đánh hơi được một tương lai không ổn định đang xảy ra trước mắt. Kết quả là, nhóm chỉ số cổ phiếu của Mỹ chứng kiến các mức giảm mạnh nhất trong lịch sử. Đây không phải lần đầu thị trường dừng giao dịch vì biến động quá lớn, nhưng mặc dù vậy, bạn sẽ không thường xuyên nhìn thấy công cụ này được sử dụng. Có lẽ nó sẽ chỉ xuất hiện trong các cuộc khủng hoảng.
Nhưng một bộ ngắt mạch là gì và nó hoạt động như thế nào?
Công cụ ngắt mạch thị trường (Circuit Breaker) được đưa ra để ngăn chặn một sự kiện có tác động đặc biệt lớn đến thị trường bằng cách tạm dừng giao dịch nếu mức chỉ số S&P 500 giảm kỷ lục. Từ năm 1987, khi mà sự kiện 'Ngày thứ Hai Đen Tối' khi đó chứng kiến mức giảm kỷ lục 22.6% của chỉ số Dow Jones chỉ trong một ngày giao dịch.
Tính từ cuộc thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 1997, tháng 3 năm nay là lần đầu tiên bộ công cụ này được sử dụng trở lại. Vậy thì câu hỏi đặt ra là nguyên nhân sự việc và công cụ ngắt mạch này hoạt động như thế nào?
Định nghĩa
Bộ ngắt mạch lấy các mốc giảm lần lượt là mức 7%, 13% và 20% so giá đóng cửa của chỉ số S&P 500 của ngày giao dịch trước đó và được tính lại hằng ngày. Nếu giá giảm 7% trong một phiên duy nhất, các hoạt động giao dịch bị tạm dừng trong 15 phút và tùy thuộc vào những gì xảy ra tiếp theo, việc tạm dừng có thể xảy ra trong 15 phút tiếp hoặc trong toàn bộ thời gian giao dịch hôm đó.
Cách thức hoạt động
Công cụ ngắt mạch như đã nói ở trên bao gồm 3 cấp độ và tôi sẽ đi vào chi tiết hơn ở từng mốc trong đoạn dưới đây.
Đầu tiên, Bộ ngắt mạch cấp 1 được áp dụng khi chỉ số giảm 7% trong một ngày. Tất cả các hoạt động giao dịch bị tạm dừng trong 15 phút để các trader đánh giá lại tình hình cũng như để trấn an tâm lý hoảng loạn trên toàn thị trường.
Nếu sau 15 phút ngưng hoạt động, tình hình giao dịch bớt căng thẳng và được cải thiện, phiên giao dịch đó sẽ tiếp tục như bình thường. Nhưng nếu đợt lao dốc tiếp tục và chạm mốc 13% trước 3:25 chiều (giờ New York), Bộ ngắt mạch cấp 2 sẽ được áp dụng và giao dịch sẽ tiếp tục bị dừng trong 15 phút.
Ở cấp độ cao nhất, đó là cấp độ 3 xảy ra khi và chỉ khi sự sụt giảm tiếp tục và lên tới 20%. Tình hình lúc này sẽ cực kỳ nghiêm trọng. Với mức giảm 20% ở cấp độ 3, các hoạt động giao dịch bị tạm dừng lại trong phần còn lại của ngày bất kể lúc đó là mấy giờ.
Liệu rằng Bộ ngắt mạch chỉ được sử dụng cho chỉ số thị trường?
Không, không hề! Với mỗi cổ phiếu riêng lẻ cũng có bộ ngắt mạch riêng. Chúng được gọi là quy tắc 'Trần - Sàn' (Limit Up - Limit Down Rule). Khi các giao dịch biến động với biên độ quá cao hoặc quá thấp so với một mức chấp nhận được xác định trước, khi đó việc giao dịch cổ phiếu đó sẽ bị tạm dừng.