Covid-19 năm 2020 - Năm của mọi sự thay đổi

Covid-19 năm 2020 - Năm của mọi sự thay đổi

15:59 26/12/2020

Tại sao đại dịch Covid-19 sẽ được nhân loại ghi nhớ như một bước ngoặt?

Vào kỳ bầu cử tổng thống năm 1920, Warren Harding đã tiến hành chiến dịch tranh cử của ông với câu khẩu hiệu “Trở lại bình thường”. Đó là một lời kêu gọi người Mỹ hãy quên đi nỗi kinh hoàng của chiến tranh thế giới thứ nhất và bệnh cúm Tây Ban Nha và quay trở lại Thời kỳ Hoàng Kim. Tuy nhiên, thay vì đón nhận sự bình thường của Harding, nước Mỹ thập niên 1920 (Roaring Twenties) thay đổi chóng mặt với xã hội chấp nhận rủi ro, công nghiệp và nghệ thuật, hướng tới tương lai.

Chiến tranh gây cản trở sự phát triển của Thời đại nhạc Jazz. Đại dịch cúm cũng vậy, nó đã giết chết số người gấp 6 lần số dân tại Mỹ và khiến những người sống sót còn lại khao khát những năm 1920 trôi qua thật nhanh. Tinh thần đó cũng sẽ được tái hiện lại một cách sống động vào năm 2020. Sự đau khổ cực đại từ Covid-19, những bất công, nguy hiểm mà đại dịch mang lại, và lời hứa về sự đổi mới tất cả đều sẽ được ghi nhớ là năm mọi thứ thay đổi.

Đại dịch Covid-19 là một sự kiện ngàn năm có một. Sars-cov-2 đã được phát hiện ở hơn 70 triệu người và có thể lây nhiễm thêm 500 triệu hoặc hơn khi nhiều người chưa được chẩn đoán. 1.6 triệu người chết đã được thống kê; hàng trăm nghìn người chết đã chưa được ghi nhận. Hàng triệu người sống sót đang sống với tình trạng kiệt quệ và ốm yếu do dịch Covid kéo dài. Sản lượng kinh tế thế giới thấp hơn ít nhất 7% so với trước đây. Đây cũng là mức sụt giảm lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Từ đống tro tàn của tất cả những đau khổ đó sẽ xuất hiện ý niệm rằng cuộc sống không phải để tích trữ mà là để sống.

Một lý do khác để mong đợi sự thay đổi — hoặc, ít nhất, để mong muốn sự thay đổi — là Covid-19 đóng vai trò như một lời cảnh báo. 80 tỷ động vật bị giết mổ để làm thực phẩm và lông mỗi năm được ví như những chiếc đĩa Petri (loại đĩa được các nhà sinh vật học sử dụng để nuôi cấy tế bào) giúp các loại vi rút và vi khuẩn tiến hóa thành mầm bệnh gây chết người hàng thập kỷ qua. Điều gì đến cũng phải đến, những hậu quả Covid mang lại trong năm vừa qua thực sự lớn. Bầu trời trong xanh xuất hiện khi nền kinh tế đi vào bế tắc là một biểu tượng mạnh mẽ cho thấy Covid-19 là một cuộc khủng hoảng diễn biến nhanh trong một cuộc khủng hoảng diễn biến chậm. Giống như đại dịch, biến đổi khí hậu cũng là một vấn đề bức thiết không thể phủ nhận và hậu quả mang tính toàn cầu mà nó gây ra sẽ tốn kém hơn nhiều để đối phó trong tương lai nếu nó bị bỏ qua ngay bây giờ.

Và một lý do thứ ba để mong đợi sự thay đổi là đại dịch đã làm nổi bật lên sự bất công. Trẻ em bị tụt hậu về giáo dục và nạn đói kéo dài. Những học sinh, sinh viên bỏ học và mới tốt nghiệp lại một lần nữa chứng kiến triển vọng của họ bị suy giảm. Người ở mọi lứa tuổi đã phải chịu đựng sự cô đơn hoặc bạo lực gia đình. Những người lao động nhập cư đã bị bỏ rơi hoặc bị đưa về làng của họ, mang theo căn bệnh này. Sự đau khổ cũng bị phân hóa bởi chủng tộc. Nghiên cứu cho thấy, một người Mỹ gốc Tây Ban Nha 40 tuổi có nguy cơ chết vì Covid-19 cao hơn 12 lần so với một người Mỹ da trắng ở cùng độ tuổi. Ở São Paulo, người Brazil da đen dưới 20 tuổi có nguy cơ tử vong cao gấp đôi người da trắng.

Khi thế giới đã thích nghi, một số tệ nạn lại trở nên tồi tệ hơn. Các nghiên cứu cho thấy khoảng 60% công việc được trả trên $100,000  được cho phép làm tại nhà, so với 10% công việc trả lương dưới 40.000 đô la. Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng cao trong năm nay, chỉ số MSCI của thị trường chứng khoán thế giới đã tăng 11%. Trong trường hợp xấu nhất, đại dịch có thể khiến hơn 200 triệu người rơi vào cảnh nghèo cùng cực. Hoàn cảnh của họ sẽ trở nên trầm trọng hơn bởi những kẻ độc đoán và những kẻ bạo chúa, những kẻ đã khai thác virus để thắt chặt vòng vây quyền lực.

Có lẽ vì vậy mà những trận đại dịch đã dẫn đến những biến động xã hội trong quá khứ. IMF đã xem xét 133 quốc gia trong giai đoạn 2001-2018 và nhận thấy rằng tình trạng bất ổn đã tăng lên khoảng 14 tháng sau khi bệnh khởi phát, đạt đỉnh điểm sau 24 tháng. Xã hội càng bất bình đẳng thì càng có nhiều bất ổn. IMF cũng đã cảnh báo về một vòng luẩn quẩn, trong đó sự phản kháng càng làm gia tăng khó khăn mà từ đó lại tiếp tục gây ra sự phản kháng.

May mắn thay, Covid-19 không chỉ mang lại nhu cầu thay đổi mà còn chỉ ra một con đường tiến lên phía trước. Điều đó một phần là do nó đã đóng vai trò như một động cơ đổi mới. Trong tình trạng phong tỏa, thương mại điện tử với tư cách là một phần trong doanh số bán lẻ của Mỹ đã tăng mạnh trong 8 tuần ngang với 5 năm trước đó. Khi mọi người làm việc ở nhà, việc đi lại trên tàu điện ngầm ở New York đã giảm hơn 90%. Gần như chỉ sau một đêm, những công việc kinh doanh bắt đầu được thực hiện ở những căn phòng và bàn bếp tại nhà — một thử nghiệm mà nếu không có dịch bệnh thì phải mất nhiều năm mới có thể triển khai được.

Sự gián đoạn này đang ở giai đoạn sơ khai. Đại dịch là bằng chứng cho thấy sự thay đổi có thể xảy ra ngay cả trong các ngành phòng thủ như chăm sóc sức khỏe. Được thúc đẩy bởi nguồn vốn rẻ và công nghệ mới, bao gồm cả trí tuệ nhân tạo và có thể cả tính toán lượng tử, sự đổi mới sẽ bùng cháy từ ngành này đến ngành khác. Ví dụ, học phí tại các trường cao đẳng và đại học ở Mỹ đã tăng nhanh hơn gần 5 lần so với giá tiêu dùng trong 40 năm qua, ngay cả khi việc giảng dạy hầu như không thay đổi, khiến nó nhạy cảm hơn với những thay đổi. Những tiến bộ công nghệ trong các nguồn năng lượng tái tạo, lưới điện thông minh và bộ lưu trữ pin đều là những bước quan trọng trên con đường thay thế nhiên liệu hóa thạch.

Corona virus cũng đã tiết lộ một điều sâu sắc về cách xã hội đối xử với tri thức. Hãy xem xét cách các nhà khoa học Trung Quốc giải trình tự bộ gen của Sars-cov-2 trong vòng vài tuần và chia sẻ nó với thế giới. Các vắc-xin mới tạo ra chỉ là một điểm dừng nhỏ trong suốt một quá trình dài để làm sáng tỏ virus đến từ đâu, nó ảnh hưởng đến ai, nó gây chết người như thế nào và làm thế nào để có thể điều trị được căn bệnh đó. Đây là một minh chứng đáng chú ý về những gì khoa học có thể đạt được. 

Và đại dịch đã dẫn đến sự bùng nổ của chính phủ đổi mới. Những chính phủ có đủ khả năng chi trả cho sự đổi mới — và một số, ví dụ như Brazil, không thể —đã kìm hãm sự bất bình đẳng bằng cách chi hơn 10 triệu đô la cho Covid-19, gấp ba lần điều kiện thực tế so với thời kỳ khủng hoảng tài chính. Điều đó sẽ đặt lại đáng kể kỳ vọng của người dân về những gì chính phủ có thể làm cho họ.

Nhiều người dân trong thời gian cách ly đã tự hỏi mình điều gì quan trọng nhất trong cuộc sống. Các chính phủ nên lấy đó làm nguồn cảm hứng, tập trung vào các chính sách thúc đẩy phẩm giá cá nhân, tính tự cường và lòng tự hào dân tộc. Họ nên xây dựng lại phúc lợi và giáo dục, đồng thời tiếp nhận những quyền lực tập trung để mở ra những ngưỡng mới cho công dân của họ. Một điều gì đó tốt đẹp có thể đến từ sự khốn cùng của năm bệnh dịch. Và điều tốt đẹp đó nên bao gồm một dạng thức xã hội mới phù hợp với thế kỷ 21.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Lạm dụng quyền biểu quyết: Chiến lược "bỏ phiếu trống" và những hệ lụy pháp lý
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Lạm dụng quyền biểu quyết: Chiến lược "bỏ phiếu trống" và những hệ lụy pháp lý

"Bỏ phiếu trống" là chiến lược cho phép nhà đầu tư có quyền biểu quyết mà không chịu rủi ro tài chính, gây tranh cãi về xung đột lợi ích trong quản trị công ty. Vụ kiện giữa Masimo và RTW mở ra cuộc tranh luận về tính hợp pháp và hệ lụy của chiến lược này.
Bài học từ câu chuyện "giao dịch nội gián" tại Fed
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Bài học từ câu chuyện "giao dịch nội gián" tại Fed

"Giao dịch nội gián" không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn phản ánh sự yếu kém trong công tác giám sát. Bài viết này sẽ khám phá một thương vụ giao dịch gây sốc tại Fed, làm rõ những động lực đằng sau hành vi này và tác động tiêu cực đến ngành ngân hàng.
B4H - Pitch n' Slay Ladies Hour: Sân Chơi Đẳng Cấp Cho Phụ Nữ Tiên Phong Trong Thế Giới Blockchain
Bitget

Bitget

Cryptocurrency Exchange

B4H - Pitch n' Slay Ladies Hour: Sân Chơi Đẳng Cấp Cho Phụ Nữ Tiên Phong Trong Thế Giới Blockchain

Bitget sẽ tổ chức sự kiện lần thứ tư tại Thái Lan vào ngày 15 tháng 11, một ngày đặc biệt dành riêng cho phụ nữ trong lĩnh vực blockchain và công nghệ số hóa. Với tên gọi B4H - Pitch n' Slay Ladies Hour, sự kiện hứa hẹn sẽ mang đến một không gian nơi những người phụ nữ đầy tài năng và nhiệt huyết có thể chia sẻ ý tưởng và tầm nhìn của mình, đồng thời kết nối với những chuyên gia và nhà đầu tư hàng đầu trong ngành.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ