Credit Suisse rơi vào khủng hoảng do đâu?
Nguyễn Thanh Thùy Dung
Junior Analyst
Thụy Sĩ đóng vai trò là ngân hàng của những người giàu có trên thế giới được xây dựng dựa trên danh tiếng về sự thận trọng của thể chế và độ tin cậy. Điều đó chỉ làm cho các vụ bê bối, các cuộc chiến pháp lý công khai và các khoản lỗ ngày càng tăng tại Credit Suisse Group AG trở nên nổi bật và khó hiểu hơn.
Vào giữa tháng 3, sự lo lắng về các vấn đề ngày càng gia tăng của nhà băng này bùng phát mạnh và cổ phiếu sụt giảm, buộc ban lãnh đạo phải kêu gọi các cơ quan ngân hàng Thụy Sĩ yêu cầu bỏ phiếu tín nhiệm công khai.
1. Điều gì đã xảy ra?
Những thất bại của Credit Suisse (CS) bao gồm vụ án hình sự cho phép những kẻ buôn bán ma túy rửa tiền ở Bulgaria, vướng vào một vụ tham nhũng ở Mozambique, một vụ bê bối gián điệp liên quan đến một cựu nhân viên và giám đốc điều hành, và một vụ rò rỉ hàng tá dữ liệu khách hàng cho giới truyền thông. Sự liên kết của CS với nhà tài chính bị thất sủng Lex Greensill cũng như công ty đầu tư yếu kém Archegos Capital Management có trụ sở tại New York đã tạo nên cảm giác về một tổ chức không chắc chắn. Điều này dẫn đến hiện tượng số lượng khách hàng giảm đáng kể thậm chí là chưa từng có tiền lệ vào cuối năm 2022.
2. Lí do nào đã khiến cổ phiếu Credit Suisse sụt giảm gần đây?
Giám đốc điều hành Ulrich Koerner của Credit Suisse đã phát động một chiến dịch tiếp cận rộng rãi để thu hút những khách hàng đang lo lắng. Nỗ lực dường như đã được đền đáp vào tháng 1, với báo cáo tiền gửi ròng dương. Tuy nhiên, vào ngày 9/3, Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ đã truy vấn báo cáo thường niên của ngân hàng, buộc ngân hàng này phải hoãn công bố. Sự hoảng loạn lan rộng sau khi Ngân hàng Thung lũng Silicon của Hoa Kỳ sụp đổ, “nạn nhân” của một phần các khoản đầu tư rủi ro và lãi suất toàn cầu tăng cao đã làm giảm giá trị trái phiếu mà họ nắm giữ. Các nhà đầu tư bắt đầu rút tiền từ những nhà băng cho thấy bất cứ tín hiệu rủi ro nào. Cổ phiếu của Credit Suisse trượt dốc khi Chủ tịch của Ngân hàng Quốc gia Ả Rập Xê Út cho biết sẽ không cấp thêm vốn nữa và thông báo này đã buộc Credit Suisse yêu cầu ngân hàng trung ương Thụy Sĩ đưa ra tuyên bố hỗ trợ công khai.
3. Liệu đây có phải là một sự kiện khác của Lehman Brothers?
Gã khổng lồ Phố Wall, thất bại năm 2008 đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đã phải “chịu thua” khi nguồn vốn cạn kiệt và các ngân hàng khác ngừng hỗ trợ. Không giống như Lehman và SVB, Credit Suisse có tài sản lưu động đáng kể để huy động cũng như tiếp cận các cơ sở cho vay của ngân hàng trung ương và ít nhạy cảm hơn nhiều đối thủ trước những biến động mạnh về lãi suất. Nhà băng này đã kiên cố hạn chế tình trạng rút tiền gửi nhiều hơn kể từ làn sóng rút tiền tồi tệ nhất vào tháng 10. Theo Paul J. Davies của Bloomberg Opinion, CS có đủ tài sản lưu động để trả một nửa số nợ bằng tiền gửi và khoản vay từ các ngân hàng khác. CEO CS cho biết tỷ lệ thanh khoản của họ có thể đáp ứng được yêu cầu về dòng tiền ra khủng trong hơn 1 tháng ở giai đoạn căng thẳng.
4. Koerner còn làm gì để xoay chuyển tình thế?
Kế hoạch phục hồi trong ba năm của ông liên quan đến việc cắt giảm 9,000 việc làm, loại bỏ gã khổng lồ ngân hàng đầu tư đã hợp nhất trong hơn 5 thập kỷ và đưa Credit Suisse về vai trò ban đầu là ngân hàng cho những người cực kỳ giàu có trên thế giới. Điều đó có nghĩa là họ sẽ tách First Boston, một ngân hàng đầu tư của Mỹ mà CS đã mua lại vào năm 1990 với mục tiêu niêm yết vào năm 2025 và bán các sản phẩm chứng khoán hóa cho tập đoàn Apollo Global Management. Quá trình đó khó được thực thi trước đợt bán tháo trên diện rộng ở lĩnh vực tài chính sau sự sụp đổ của SVB và hai ngân hàng khác của Hoa Kỳ.
Bloomberg