Cuộc đua lợi nhuận: Small caps khó lòng đuổi kịp Large caps

Cuộc đua lợi nhuận: Small caps khó lòng đuổi kịp Large caps

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

16:23 11/09/2024

Sáu tuần trước, tác giả đã viết về một sự kiện có vẻ như là sự khởi đầu cho cuộc "lộn ngược dòng" của small caps. Các công ty vốn hóa nhỏ, sau nhiều năm hoạt động kém hiệu quả, đã trở nên "điên cuồng" trong một tuần sau khi dữ liệu lạm phát tích cực làm dấy lên hy vọng cắt giảm lãi suất. Câu hỏi đặt ra là: Đây chỉ là một sự điều chỉnh tạm thời hay là sự thay đổi về xu hướng dẫn dắt thị trường?

Thực tế thì đó chỉ là một sự điều chỉnh tạm thời. Kể từ sau tuần lễ kỳ lạ đó, cổ phiếu vốn hóa lớn một lần nữa lại dẫn dắt thị trường.

Line chart of Ratio of S&P 500 price to S&P 600 price showing Just a blip

Mặc dù chúng ta đã chứng kiến ​​sự thay đổi về vị trí dẫn đầu trong chỉ số, khi các cổ phiếu công nghệ có hiệu suất kém hơn so với các cổ phiếu phòng thủ và cổ phiếu nhạy cảm với lãi suất, thì small caps lại tiếp tục tụt hậu.

Thông thường, có hai lý do chính dẫn đến sự phục hồi của small caps. Thứ nhất, người ta cho rằng small caps phụ thuộc nhiều hơn vào vay nợ, nên chúng bị ảnh hưởng bởi lãi suất lớn hơn. Do đó, việc cắt giảm lãi suất sẽ có lợi cho nhóm cổ phiếu này nhiều hơn. Thứ hai, small caps nhạy cảm hơn với tình hình kinh tế và đã phản ứng kém tích cực với những biến động trong vài năm qua. Nếu Fed đạt mục tiêu hạ cánh mềm, thì nhóm small caps đang bị định giá thấp có thể sẽ tăng vọt.

Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất trong tháng này và nền kinh tế Hoa Kỳ đang trên đà hạ cánh mềm. Vì vậy, vẫn còn hy vọng cho các công ty vốn hóa nhỏ. Nhưng vẫn có một chút nghi ngờ.

Hãy bắt đầu với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Ngày hôm qua, chúng tôi đã thảo luận về cách biên lợi nhuận ròng của S&P 500 mở rộng trong nhiều năm. Một phần lý do là các công ty công nghệ lớn, vốn chiếm một phần lớn hơn trong chỉ số, có biên lợi nhuận cao. Mặc dù biên lợi nhuận của các công ty small caps cũng đang tăng lên, nhưng các công ty lớn đang gia tăng khoảng cách dẫn đầu.

Bắt đầu với hiệu suất kinh doanh. Hôm qua, chúng ta đã thảo luận về cách biên lợi nhuận ròng của S&P 500 đã mở rộng trong nhiều năm. Một phần của lời giải thích là các công ty Big Tech, vốn đã trở thành một phần lớn hơn của chỉ số, có biên lợi nhuận rộng. Mặc dù biên lợi nhuận cũng đang tăng đối với các công ty vốn hóa nhỏ, nhưng các công ty lớn đang gia tăng vị thế dẫn đầu của họ. Dưới đây là mức chênh lệch biên lợi nhuận ròng giữa S&P 100, chỉ bao gồm các công ty lớn nhất Hoa Kỳ, S&P 500, mid-cap S&P 400 và sm]p S&P 600:

Line chart of S&P 100 net margins minus net margins of other indices (in percentage points) showing Increasing their leads

Các công ty nhỏ có lợi nhuận ngày càng tụt hậu so với các công ty lớn. Gần đây, một phần nguyên nhân có thể là do sức mạnh định giá mà các công ty lớn có được trong đại dịch, nhưng xu hướng này đã có từ trước đó. Ian Harnett của Absolute Strategy lưu ý với rằng điều này cũng có thể phản ánh việc các công ty lớn đang gây sức ép lên các nhà cung cấp nhỏ hơn. Cũng có khả năng các quỹ đầu tư tư nhân đã mua lại các công ty small caps có lợi nhuận cao nhất. Nhưng bất kể nguyên nhân là gì, thì cũng không có nhiều lý do để kỳ vọng xu hướng lâu dài này sẽ thay đổi trong thời gian sắp tới.

Có ý kiến cho rằng small caps bị ảnh hưởng nặng nề hơn large caps khi lãi suất tăng cao và do đó sẽ được hưởng lợi nhiều hơn khi lãi suất giảm. Nhưng lập luận này chỉ đúng một phần. Chúng tôi đã so sánh các công ty phi tài chính trong S&P 600 vào năm 2019 và 2023. Trong năm 2023, chi phí lãi vay ròng so với lợi nhuận hoạt động không lớn hơn năm 2019 và lãi suất mà các công ty phải trả cho khoản nợ của họ nhìn chung chỉ tăng nhẹ. Nói cách khác, gánh nặng nợ hầu như không tăng lên khi lãi suất tăng, vì lợi nhuận tăng nhanh hơn các khoản thanh toán nợ. Do đó, small caps không được hưởng nhiều lợi ích khi lãi suất giảm.

Điều thực sự xảy ra là gánh nặng nợ của các công ty lớn trong S&P 500 thực sự đã giảm từ năm 2019 đến năm 2023, vì lợi nhuận hoạt động tăng mạnh và lãi suất thực giảm, do nhiều công ty đã tái cấp vốn trước khi Fed bắt đầu tăng lãi suất.

Cổ phiếu của các công ty vốn hóa nhỏ vẫn khá "rẻ" so với các công ty vốn hóa lớn, xét về P/E. Và theo Charles Cara tại Absolute Strategy, một số công ty small cap lớn đang bắt đầu cải thiện biên lợi nhuận, nhưng triển vọng về một "cuộc lội ngược dòng" mạnh mẽ của small caps vẫn còn nhiều nghi ngờ.

Nguyên nhân là do biên lợi nhuận và nợ cho thấy mức tăng khiêm tốn, so với các công ty lớn hơn. Triển vọng kinh tế không chắc chắc, mặc dù các dấu hiệu đang hướng đến một cuộc hạ cánh mềm, nhưng thị trường vẫn có nguy cơ xảy ra biến động mạnh sau khi lãi suất giảm, điều này sẽ ảnh hướng đến các công ty vốn hóa nhỏ phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cựu Tổng thống Trump: Động thái cắt giảm lãi suất mạnh của Fed báo hiệu nền kinh tế Mỹ suy yếu nghiêm trọng
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Cựu Tổng thống Trump: Động thái cắt giảm lãi suất mạnh của Fed báo hiệu nền kinh tế Mỹ suy yếu nghiêm trọng

Trong một tuyên bố gây chú ý, cựu Tổng thống Donald Trump đã bình luận về động thái của Fed khi hạ lãi suất cơ bản 0.5 điểm phần trăm vào ngày hôm qua. Theo ông, quyết định này hoặc phản ánh một nền kinh tế Mỹ đang suy yếu trầm trọng, hoặc là dấu hiệu cho thấy Fed đang tham gia vào "cuộc chơi chính trị".
Fed điều chỉnh mạnh lãi suất: Phố Wall phản ứng ra sao?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Fed điều chỉnh mạnh lãi suất: Phố Wall phản ứng ra sao?

Một lần nữa, giới chuyên gia kinh tế - hay chính xác hơn là đại đa số trong số họ - đã mắc sai lầm nghiêm trọng. Như chúng ta đã đề cập, 105 trong tổng số 114 nhà kinh tế học hàng đầu đã dự đoán sai lầm về mức cắt giảm lãi suất 25 bps. Thế nhưng, có lẽ chúng ta không nên quy trách nhiệm cho họ, bởi lẽ, chính Fed mới là "thủ phạm" thực sự trong tình huống này.
Thị trường trái phiếu chao đảo trước hành trình bất định của Fed
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường trái phiếu chao đảo trước hành trình bất định của Fed

Vào ngày hôm qua, Fed đã khởi động quá trình nới lỏng chính sách tiền tệ một cách ấn tượng. Dư luận chủ yếu tập trung vào quyết định hạ lãi suất 0.5 điểm phần trăm, đưa lãi suất xuống khỏi mức đỉnh cao nhất trong hai thập kỷ qua. Tuy nhiên, vấn đề then chốt đối với thị trường trái phiếu là mức lãi suất cuối cùng sẽ dừng ở đâu khi quá trình này kết thúc. Hiện tại, chưa ai có thể đưa ra câu trả lời chắc chắn, và Chủ tịch Jerome Powell đã khéo léo tạo ra một bầu không khí bất định, dự báo một chặng đường đầy biến động phía trước.
Fed cắt giảm lãi suất 50bps - nên hay không?
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Fed cắt giảm lãi suất 50bps - nên hay không?

Sau khi đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cuộc họp Fed quan trọng nhất từ trước đến nay vào ngày mai, liệu sẽ cắt giảm lãi suất 50 bps hay 25 bps, và quyết định có dựa trên yếu tố chính trị hay là nhằm phòng ngừa rủi ro, hôm nay chúng tôi sẽ nhấn mạnh những rủi ro và lý do không thuyết phục nếu Fed chọn cắt giảm 50 bps.
Liệu Phố Wall có nên căn cứ vào quyết định chính sách của Fed để phân bổ danh mục đầu tư?
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Liệu Phố Wall có nên căn cứ vào quyết định chính sách của Fed để phân bổ danh mục đầu tư?

Cục Dự trữ Liên bang được kỳ vọng sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất trong tuần này vì lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt. Một số nhà đầu tư chứng khoán được cho là sẽ bị cám dỗ bởi quan điểm phổ biến rằng lãi suất và giá cổ phiếu có mối thương quan ngược nhau. Tuy nhiên, họ nên xem xét lại.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ