Cuộc tranh luận tổng thống Mỹ: Căng thẳng, không thể đoán trước...
Trần Quốc Khải
Junior Editor
Cuộc tranh luận giữa Trump và Biden sẽ diễn ra vào 9 giờ tối thứ Năm theo giờ miền Đông. Có thể nói rằng, không ai kỳ vọng sẽ được chứng kiến một phiên bản tương tự cuộc tranh luận nổi tiếng giữa Lincoln và Douglas năm 1858.
Điều nằm trong suy nghĩ của nhiều người sẽ là được chứng kiến những lời lẽ lăng mạ rất “trẻ con” từ Trump và những lời tự vỗ về ngớ ngẩn của Biden. Một điều chắc chắn là hai ứng cử viên này sẽ “toát mồ hôi” khi được hỏi về những thành tựu trong việc giải quyết lạm phát.
SỰ HOÀI NGHI VÀ LẤP LIẾM
Có quan điểm cho rằng chỉ nên tin một phần từ các nhà kinh tế Dân chủ hoặc các nhà kinh tế Cộng hòa. Tuy nhiên, phát biểu của cựu bộ trưởng Bộ Tài chính Lawrence Summers - một người theo hơi hướng Dân chủ, ám chỉ Trump là nguồn cơn của những đợt đình lạm, có thể được xem xét tới.
Nhiều bài viết tại The Freeport Investor đã đề cập về nguy cơ bùng phát đình lạm. Đình lạm là thứ đã hạ bệ cả hai chính quyền Gerald Ford và Jimmy Carter, đó là cơn khủng hoảng tồi tệ đối với nền kinh tế.
Lần bùng phát đình lạm cuối cùng của Mỹ là những năm 1970 đã thúc đẩy hoàn toàn các số liệu thống kê kinh tế mới như Chỉ số đau khổ - sự kết hợp của tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp.
Giống như bất kỳ nhà kinh tế tham gia chính trị nào, Summers đơn giản hóa và tổng quát quá mức. Nhưng ông ấy không hoàn toàn sai về nguy cơ đình lạm. Và trong khi cuộc tấn công của ông tập trung chủ yếu vào các đề xuất chính sách của thành viên Đảng Cộng hòa Donald Trump, Summers cũng chỉ trích Đảng Dân chủ.
Trên thực tế, Summers thậm chí còn so sánh Trump với George McGovern - ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ mà Richard Nixon đã hoàn toàn đánh bại trong cuộc bầu cử năm 1972. Richard Nixon giành được 520 phiếu đại cử tri so với 17 phiếu của McGovern.
Vậy, chính xác thì Summers tin rằng điều gì sẽ thúc đẩy Donald Trump gây ra các cuộc đình lạm?
Thuế nhập khẩu
Trump đề xuất tăng thuế nhập khẩu lên 10%, ủng hộ mức thuế 60% đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Nói rộng ra, ông ta lên kế hoạch cho những gì Summers ám chỉ là "chiến tranh kinh tế". Ngoài thuế nhập khẩu, ứng viên tổng thống nhiệm kỳ thứ hai này kêu gọi hạ giá trị USD và ép buộc Fed hạ lãi suất. Bên cạnh đó, là việc trục xuất 15 triệu người nhập cư bất hợp pháp, điều sẽ không giúp ích gì cho tình trạng thiếu lao động đang diễn ra.
Các chính trị gia của cả hai đảng là những người “sáng tạo”, họ khôn thiếu những cách mới và độc đáo để làm cho thế giới trở nên tệ hơn. Nhưng chủ nghĩa trọng thương - tin rằng chính phủ bằng cách nào đó có thể tạo ra sự thịnh vượng bằng cách dựng lên các rào cản thương mại và hạn chế cạnh tranh - cũng chẳng khác là bao so với chủ nghĩa xã hội. Chính sách trọng thương là một chính sách “bất diệt” và sẽ được đề xuất mặc dù thất bại bao nhiêu lần.
Các công ty Mỹ là những công ty tốt nhất thế giới. Họ không cần được bảo vệ. Và khi họ được bảo vệ, kết quả có thể đoán trước: các công ty được bảo vệ sẽ trở nên tự mãn, chất lượng sản phẩm của họ sẽ bị ảnh hưởng.
Ô tô từ những năm 1970 và 1980 thường hỏng hóc trước khi chạy được 100,000 dặm. Chúng là những chiếc xe tệ... hầu như không có bất kỳ phong cách, sự sáng tạo nào đáng kể.
So sánh với ngày nay…
Không phải là hiếm khi ô tô có thể chạy được 200,000-300,000 dặm với số lần bảo dưỡng tối thiểu. Thậm chí những mẫu khá cơ bản cũng có những tính năng mà vài thập kỷ trước chỉ có trong phim James Bond. Vậy điều gì đã thay đổi?
Sự cạnh tranh
Các nhà sản xuất ô tô mới đầu tiên đến từ Nhật Bản và sau đó từ Hàn Quốc và các nơi khác đã buộc các nhà sản xuất ô tô Mỹ phải nâng cao trình độ của họ.
Có những giới hạn thực tế đối với tự do thương mại cũng như có những giới hạn thực tế đối với tự do ngôn luận. Cần phải hạn chế tự do thương mại đối với vũ khí quân sự, vật liệu hạt nhân hoặc những thứ khác quan trọng đối với an ninh quốc gia. Nhưng ngoài những ngoại lệ đó, người Mỹ nên được tự do buôn bán với bất kỳ ai họ thích và can thiệp tối thiểu từ chính phủ.
Thuế nhập khẩu cũng giết chết tăng trưởng
Đại suy thoái bắt đầu như một suy thoái sâu nhưng tương đối bình thường.
Ngày nay người ta đã công nhận rằng chủ nghĩa bảo hộ đã đẩy Mỹ vào sự sụp đổ trong thương mại quốc tế.
Giao dịch thương mại giữa Mỹ và châu Âu giảm khoảng 2/3 trong bốn năm thuế suất được áp dụng, và thảm họa kinh tế đã góp phần dẫn đến sự hình thành của Thế chiến II.
Chính sách thuế quan của Trump có thể sẽ không được Quốc hội thông qua nếu ông đắc cử. Trump được biết đến là người không kiên định. Ngoài ra, ông ấy đã nói rõ rằng ưu tiên của ông khi nhậm chức sẽ là giải quyết mâu thuẫn với các đối thủ chính trị hơn là thúc đẩy bất kỳ chính sách thực tế nào.
Trong khi nhiều người đang nói về những ý tưởng bất ngờ của Trump, tổng thống Biden cũng có một vài ý tưởng đó quẩn quanh trong đầu.
Đạo luật Giảm Thiểu Lạm Phát năm 2022 của Biden - thực chất là một dự luật cấp vốn cho các dự án năng lượng xanh. Dự luật đã thêm vài trăm tỷ USD vào chi tiêu chính phủ, và không thể tìm thấy bất kỳ ví dụ lịch sử nào hoặc thậm chí một cấu trúc lý thuyết nào mà trong đó vay mượn và chi tiêu giúp làm giảm lạm phát.
Sự nhất quyết của Biden về việc loại bỏ nợ sinh viên còn làm bùng lên “ngọn lửa lạm phát”. Và đừng quên rằng ông ấy vẫn tiếp tục tung các biện pháp kích thích khủng hoảng nợ vào nền kinh tế mặc dù nhu cầu đó đã hết từ lâu.
Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Freeport Society từ Financial Times
ZeroHedge