Cựu cố vấn PBOC: Trung Quốc nên cắt giảm lượng nắm giữ TPCP Hoa Kỳ

Cựu cố vấn PBOC: Trung Quốc nên cắt giảm lượng nắm giữ TPCP Hoa Kỳ

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

15:01 18/12/2023

Cựu cố vấn của PBOC ông Yu Yongding cho biết Trung Quốc nên giảm dần việc nắm giữ trái phiếu kho bạc và tăng cường nhập khẩu để cân bằng cán cân thương mại nhằm kiểm soát rủi ro trái phiếu của Mỹ.


Mỹ đã tích lũy được 18 nghìn tỷ USD nợ ròng ở nước ngoài, tương đương với khoảng 70% GDP nước này. Ông Yu cho rằng con số đó có thể lên tới 100% khi thâm hụt ngân sách quốc gia tăng lên, trong khi các dự báo chính thức của Mỹ cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP sẽ không đủ lớn để bù đắp sự chênh lệch.

Yu cho biết, sức hấp dẫn của trái phiếu Mỹ đối với các quốc gia khác cũng đang giảm sút do Washington "vũ khí hóa" đồng đô la, lặp lại những phàn nàn của Bắc Kinh về việc Mỹ sử dụng các biện pháp trừng phạt tài chính.

“Vì vậy, Trung Quốc nên đẩy nhanh việc điều chỉnh cơ cấu tài sản và nợ ở nước ngoài, cải thiện lợi nhuận từ tài sản ròng ở nước ngoài và giảm tỷ lệ dự trữ ngoại hối trong tài sản ở nước ngoài. Quốc gia nên cắt giảm lượng sở hữu TPCP Mỹ bằng cách ngưng mua trái phiếu mới khi lượng hiện tại đáo hạn”.

Trung Quốc có hơn 3 nghìn tỷ USD ngoại tệ dự trữ, một phần trong số đó là Kho bạc Hoa Kỳ và các khoản nợ khác liên quan đến chính phủ. Số tiền này chủ yếu là tiền thu được từ thặng dư thương mại khổng lồ mà đất nước thu được, một phần cũng được để ở nước ngoài để thu lợi nhuận tốt hơn.

Giá trị trái phiếu Kho bạc mà Trung Quốc nắm giữ đã giảm mạnh nhất trong 1 năm qua vào tháng 9, khi giá trái phiếu giảm do lo ngại Fed sẽ giữ lợi suất cao hơn trong thời gian dài hơn. Theo dữ liệu từ Bộ Tài chính Hoa Kỳ, Trung Quốc là nước nắm giữ trái phiếu Mỹ lớn thứ hai sau Nhật Bản.

Các nhà phân tích đã suy đoán rằng căng thẳng với Washington sẽ thúc đẩy Bắc Kinh chuyển lượng dự trữ ngoại hối ra khỏi Mỹ, mặc dù điều đó có thể không xảy ra. Việc Trung Quốc mua trái phiếu cũng giúp lợi suất Mỹ cố định trong môi trường lãi suất cao hơn.

Yu cho biết, Trung Quốc sẽ cần “duy trì cán cân thương mại và thanh toán quốc tế” nếu nước này ngừng mua trái phiếu Kho bạc. Ông nói thêm: “Chúng ta nên chấp nhận thâm hụt thương mại trong một khoảng thời gian và Trung Quốc không nên quá phụ thuộc vào nhu cầu nước ngoài để tăng trưởng kinh tế”.

Yu cho rằng Bắc Kinh nên tiếp tục mở rộng chính sách tiền tệ để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế “tương đối cao” và đảm bảo an toàn cho dự trữ ngoại hối và tài sản ở nước ngoài.

Hãng thông tấn Tân Hoa Xã cho biết trong một báo cáo dẫn lời một quan chức tài chính rằng Trung Quốc vẫn còn “tương đối đủ” dư địa để tăng cường các chính sách tài chính và tiền tệ trong năm tới, do lạm phát thấp và mức nợ chính phủ không cao.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ