Đâu là thời điểm rủi ro thấp nhất để trade FX?
Bảo Chung
Currency Analyst
“Muốn kiếm được tiền, nhiệm vụ cuối cùng của các ngân hàng là đánh bại khách hàng của họ chứ không phải thị trường”.
Một chia sẻ dậy sóng dư luận của Caspar Marney, một nhà giao dịch ngoại hối có kinh nghiệm hơn 20 năm tại các ngân hàng lớn như UBS và HSBC.
Sử dụng phương pháp của riêng mình, cựu quân nhân đã giao dịch giúp cho khách hàng bằng phương pháp thống kê cá nhân kể từ năm 1999. Những bài giảng của ông về cách mà hệ thống ngân hàng thực sự hoạt động vẽ ra cho chúng ta một bức tranh mới lạ và đầy kịch tính.
Thống Đốc Ngân hàng Anh Mark Carney thừa nhận rằng những cáo buộc xoay quanh thị trường Ngoại Hối có thể là tiền đề dẫn tới một vụ bê bối thậm chí còn lớn hơn cả kế hoạch thao túng Lãi suất Libor sau những tiết lộ hồi năm ngoái về thị trường 3 triệu Bảng giao dịch mỗi ngày.
“Một sàn giao dịch ngoại tệ giao ngay của ngân hàng rất khó để có thể đánh bại thị trường. Họ trích lợi nhuận từ các giao dịch – thông tin lệnh khách hàng chính là lợi nhuận, và rủi ro sẽ giảm đáng kể khi đồng hồ càng tiến gần tới mớc thời gian “vàng” – 22h (GMT+7)”.
Đó là thời điểm vô cùng quan trọng trong thị trường Ngoại Hối, tập trung nhiều nhất các nhà giao dịch trên toàn thế giới. Giá tham chiếu ('fixing') được công bố lúc 22h (GMT+7) là mức giá được nhiều khách hàng yêu cầu – mức giá được coi là minh bạch nhất trên thị trường.
Câu hỏi đặt ra ở đây là “Làm cách nào để một vài Traders có thể thao túng cái thị trường khổng lồ này?”. “Gian lận”, Marney cho biết, “nhưng theo cách mà bạn khó có thể ngờ tới”.
Traders không thể yêu cầu thị trường “lên ngay” hay “giảm đi” như trong vụ bê bối về việc gian lận Lãi suất Libor từ các nhân viên ngân hàng. Câu chuyện gian lận này có những khác biệt nhất định đối với thị trường Ngoại Hối khi mà lợi thế cho các trader chuyên nghiệp là không thể phủ nhận.
Trong ví dụ của Marney, một bank trader đã nhận được yêu cầu chuyển đổi 600 triệu Bảng Anh sang Đôla Mỹ. “Đó là một giao dịch lớn nhưng không quá lớn để gây ra biến động đặc biệt”, ông nói. “Bạn sẽ có 1-2 deal như vậy trong một tháng, và bạn biết giá sẽ tăng do bạn có một giao dịch đủ lớn để làm thay đổi giá”.
Traders cho các ngân hàng có thể sẽ “đu theo” thị trường khi có một giao dịch lớn nào đó xảy ra (nó không hề vi phạm các quy định của Ngoại Hối). Anh ta cũng có thể dàn dựng một cuộc giao dịch 600 nghìn Bảng Anh trước đó để giảm thiểu chi phí cho ngân hàng so với giá tham chiếu 'fixing' lúc 22h (GMT+7).
Ông Marney cho biết về sự “thân quen” giữa các Traders tại các ngân hàng khác nhau là tương đối rõ, mặc dù hiện tại ông chưa thu thập được bằng chứng nào. Theo suy đoán của ông, chỉ cần một vài người trong số họ biết được thì cơ hội tuyệt vời này sẽ cả hệ thống chú ý, khó có thể bỏ qua.
Dù vậy, Marney lại có thiện cảm với những nhà đồng nghiệp giao dịch Ngoại Hối của mình – những người chưa từng bị phát hiện ra một gian lận nào trong sự nghiệp. Ông tâm sự: “Ngân hàng sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc giao dịch trước 22h (GMT+7) do phí giao dịch đội cao hơn rất nhiều lúc đó. “Điều gì khủng khiếp đang xảy ra ở đây chăng?” Nếu bạn tự hỏi mình câu đó thì câu trả lời cho việc “Các ngân hàng giao dịch như thế nào” sẽ đáp ứng được phần lớn”.
Quá trình giao dịch của ngân hàng:
3:45pm (21h45 GMT+7): một khách hàng lớn gọi tới ngân hàng với yêu cầu quy đổi USD sang 600 triệu Bảng Anh. Ông ta thắc mắc về việc liệu giao dịch có thể được thực hiện theo giá thị trường hay không.
3:48pm (21h48 GMT+7): Trader của ngân hàng ngay lập tức thực hiện giao dịch mua vào 50 triệu Bảng Anh cho ngân hàng với giá thị trường hiện đang là 1.6000. Lý do của hành động này bắt nguồn từ việc anh ta biết rằng thanh khoản theo chiều “buy” Bảng Anh sẽ rất lớn trong 12 phút tiếp theo, nghĩa là giá có thể tăng đột biến vào lúc 3:50pm (21:50 GMT|+7)
3:50pm (21h50 GMT+7): Trader đó đảm bảo rằng giao dịch của mình đã thành công và được theo dõi cẩn thận. Giao dịch mua 50 triệu Bảng Anh vừa rồi làm tỷ giá GBP/USD tăng lên 1.6010, anh ta tiếp tục mua vào 100 triệu Bảng Anh. Hành động tương tự được thực hiện mỗi 2 phút tạo đà tăng ngắn hạn cho GBP/USD. Quá trình dừng lại khi 600 triệu Bảng Anh của khách đã được mua vào trước 4:00pm (22h GMT+7) với mức giá trung bình 1.6035.
4:00pm (22h GMT+7): Giá tham chiếu được công bố tại mức 1.6060. Nhà giao dịch thực hiện nốt yêu cầu của khách, đồng thời bán luôn 50 triệu Bảng Anh đã mua vào trước đó. Khi khách hỏi về chi phí giao dịch, đãng nhẽ ra khách sẽ phải trả 963.6 triệu USD (quy đổi tỷ giá 1GBP =1.6060 USD) nhưng 962.1 triệu USD là số tiền ngân hàng đã chi trả (quy đổi tỷ giá 1GBP = 1.6035USD). Ngân hàng đã kiếm được tổng cộng 1.8 triệu USD (trong đó 1.5 triệu USD là mức chênh lệch tỷ giá nói trên, còn 300 nghìn USD lợi nhuận cho giao dịch 50 triệu GBP 'kèm theo')