Bất chấp việc dự trữ dầu thô theo báo cáo của Cơ quan Quản lý thông tin Năng lượng Hoa Kì (EIA) được bổ sung tới 18.962 triệu thùng trong tuần qua, giá hợp đồng tương lai dầu WTI đã tăng 3.3% vào thứ Tư. Đây là mức tăng trong ngày lớn nhất kể từ ngày 4/11. Nhìn vào biểu đồ bên dưới, có thể thấy giá dầu đang tiến vào ngưỡng kháng cự của đường xu hướng được hình thành từ ngày 14/6 đến 3/1 năm nay.
Biểu đồ ngày giá Dầu thô WTI với đường SMA 100 và 200 ngày, cùng chỉ báo ROC
Cần phải biết rằng, giữa lạm phát và giá năng lượng luôn tồn tại một mối liên hệ tương quan. Có thể thấy, một phần áp lực giá cả từ chỉ số CPI đã đến từ giá năng lượng của tháng trước. Thậm chí, chi phí năng lượng và thực phẩm được coi là hai nhân tố dễ biến động nhất và thường bị tách ra khi muốn đánh giá một cách kĩ càng hơn về lạm phát trong nền kinh tế (lạm phát cơ bản). Một mức lãi suất cao hoặc thấp hơn sẽ có tác động đáng kể đến tiềm năng kinh tế và thị trường vốn. Nhìn chung, nếu chính sách của Fed trở nên hạ nhiệt với việc tăng lãi suất và có khả năng cắt giảm vào cuối năm 2023, điều đó có thể coi là động lực cho triển vọng nhu cầu đối với dầu thô.
Biểu đồ ngày giá Dầu thô WTI với đường SMA 100 ngày, kết hợp cùng đường Lợi suất Trái phiếu Mỹ kì hạn 2 năm và Tương quan 20, 60 ngày
Có thể thấy, sự tương quan 20 và 60 ngày giữa giá WTI với đường cong lợi suất Trái phiếu Hoa Kỳ 2 - 10 năm là đặc biệt chặt chẽ. Điều này đến từ việc giá dầu lên cao hơn có thể làm tăng lạm phát dự kiến, qua đó nâng lợi suất danh nghĩa của Trái phiếu.
Biểu đồ ngày giá Dầu thô WTI với đường SMA 100 và 200 ngày, cùng chỉ báo ROC 1 ngày