Điểm tên những nhân vật khiến thị trường chao đảo năm 2020 (phần 1)
Anh Tùng, CFA
Senior Analyst
Trong một năm 2020 đầy biến động, có những gương mặt mà chỉ cần họ thực hiện một hành động hoặc nói 1 câu thôi có thể làm thị trường chao đảo. Hãy cùng điểm lại những gương mặt đó.
1. Jerome Powell, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang
Khi hệ thống tài chính bắt đầu có dấu hiệu sụp đổ vào đầu tháng 3, Fed đã nhanh chóng hành động để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng có thể xảy đến trước mắt.
Fed cắt giảm lãi suất chính sách xuống 0-0.25%, cam kết mua không giới hạn trái phiếu chính phủ và công bố cơ sở cho vay mới, điều này đã vĩnh viễn làm thay đổi vai trò của Fed trên thị trường tài chính, trong thời gian khủng hoảng.
Theo Nick Maroutsos, người đứng đầu bộ phận trái phiếu toàn cầu của Janus Henderson, nhờ hành động một cách quyết đoán, ông Powell đã giành được cho mình danh hiệu “nhạc trưởng” của các NHTW.
Những gì xảy ra trong tương lai có thể sẽ mang lại nhiều thách thức hơn. Fed đang phải đối mặt với vấn đề chấp nhận rủi ro quá mức và có khả năng thổi phồng bong bóng tài sản rủi ro.
2. Christine Lagarde, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu
Christine Lagarde đã tìm ra chặng đường khó khăn vào năm 2020 như thế nào các thị trường nhạy cảm đối với mọi phát biểu của các ngân hàng trung ương. Chủ tịch mới đương chức của ECB này vào tháng 3 đã phát biểu rằng bà không ở đây để thu hẹp chênh lệch lợi suất giữa các quốc gia thành viên khối đồng tiền chung châu Âu. Lời nói này của bà đã vô tình khiến thị trường trái phiếu bị bán tháo.
Trái phiếu chính phủ Ý giảm mạnh, khiến lợi suất có một phiên giao dịch tăng mạnh nhất từ trước tới giờ. Các nhà đầu tư bắt đầu đặt câu hỏi liệu lời hứa của người tiền nhiệm Mario Draghi sẽ làm "bất cứ điều gì cần thiết" để thu hẹp ranh giới lợi suất giữa các quốc gia trong khu vực có còn được Lagarde tiếp thu hay không.
Bà Lagarde đã nhanh chóng sửa sai trong thời gian còn lại của năm 2020, với thành công đáng kể. Cuối tháng 3, ECB đã khởi động chương trình mua trái phiếu khẩn cấp PEPP trị giá 750 tỷ Euro, sau đó đã được nâng lên thành 1.85 tỷ Euro. Chênh lệch lợi suất trong khu vực đồng Euro đã được thu hẹp. Bà Lagarde nói với tờ Financial Times vào tháng 7: “Sự khác biệt về lợi suất đã từng rất lớn, không còn nghi ngờ gì về điều đó”.
3. Angela Merkel, thủ tướng Đức
Angela Merkel nổi lên vào năm 2020 với tư cách là người gắn kết các thành viên khu vực đồng Euro trên thị trường tín dụng. Là một trong những động lực đằng sau quỹ phục hồi trị giá 750 tỷ Euro của EU được đồng ý vào tháng 7, bà đã xóa bỏ rào cản trong việc chia sẻ gánh nặng nợ giữa các thành viên của khối tiền tệ.
Đối với các nhà đầu tư, việc thành lập quỹ phục hồi chung là một tuyên bố mạnh mẽ về tinh thần đoàn kết khu vực, cùng với các nỗ lực kích thích của ECB đã thúc đẩy sự phục hồi của các tài sản rủi ro sau khi lao dốc không phanh vào tháng 3/2020. Điều này cũng mở rộng quy mô thị trường trái phiếu của châu Âu, với điểm nhấn là trái phiếu của toàn khu vực EU lần đầu tiên được phát hành (trước đó chỉ có trái phiếu chính phủ của từng quốc gia thành viên).
Sự tồn tại của tài sản an toàn toàn châu Âu có thể giúp củng cố vai trò của đồng Euro như một loại tiền tệ dự trữ. Sự chuyển đổi của bà Merkel trong cuộc khủng hoảng COVID-19 đã đưa EU tiến gần hơn đến hội nhập tài chính.
4. Masayoshi Son, người sáng lập SoftBank
Chiến lược mạnh tay của SoftBank vào quyền chọn cổ phiếu tại Hoa Kỳ vào giữa năm 2020 đã khiến các nhà đầu tư phải thay đổi cách nhìn về vai trò của tập đoàn này trong thị trường.
Vào đầu tháng 9, FT tiết lộ rằng SoftBank đã đầu tư hàng tỷ Dollar vào các công cụ phái sinh liên quan đến các cổ phiếu công nghệ của Hoa Kỳ, và SoftBank đã được gắn với biệt danh “cá voi Nasdaq”.
Dưới sự chỉ đạo của ông Son, tập đoàn này đã mua một lượng quyền chọn Call khổng lồ, đến mức chi phối toàn bộ thị trường cơ sở, vì các tổ chức phát hành và bán quyền chọn mua bắt buộc phải mua cổ phiếu để hedge. Tuy nhiên, câu chuyên đến tai cổ đông của SoftBank, họ rất ngạc nhiên và bất an khi tập đoàn đầu tư vào lĩnh vực mạo hiểm này, SoftBank sau đó đã phải đóng các vị thế của mình.
SoftBank được biết đến nhiều nhất với các vụ đặt cược mạnh vào các công ty start-up tư nhân; các nhà đầu tư hiện đang theo dõi chặt chẽ hơn các hoạt động của công ty này.
5. Bill Ackman, quản lý quỹ tại Pershing Square
Nhà quản lý quỹ phòng hộ Bill Ackman đã thu hút nhiều sự chú ý trong những năm gần đây, thường là vì thua lỗ. Nhưng vào năm 2020, nhờ một giao dịch đình đám, ông đã kiếm được 2.6 tỷ USD rất nhanh vào mùa xuân năm 2020 với việc đặt cược vào một giao dịch trên thị trường tín dụng.
Ông Ackman đã lo ngại về sự ảnh hưởng của dịch COVID-19, nên đã chi 27 triệu USD mua bảo hiểm rủi ro tín dụng (Credit Default Swap – CDS) cho hàng chục tỷ USD trái phiếu doanh nghiệp của Mỹ và châu Âu, cũng là lần đầu tiên ông đặt cược bằng CDS kể từ cuộc khủng hoảng tài chính.
Khi đại dịch bắt đầu gây thiệt hại lên thị trường trái phiếu cũng như cổ phiếu, giá trị của những hợp đồng CDS này đã tăng vọt. Vào thời điểm ông Ackman xuất hiện trên CNBC vào ngày 18/3, thị trường sụt giảm nghiêm trọng, ông đã chốt lời một nửa số vị thế của mình.
Trong cuộc phỏng vấn nổi tiếng hiện nay, ông Ackman cảnh báo rằng "địa ngục đang đến" và khoảng 1 triệu người Mỹ có thể chết nếu chính phủ không hành động. Ông đã cực kỳ buồn bã về cơn ác mộng COVID-19. Tuy nhiên, ông cũng cho biết ông đang tích cực mua cổ phiếu vì ông mong đợi chính quyền Trump có thể giải quyết tình trạng suy thoái kinh tế do virus. Và ông đã đúng.
Ông Ackman đang có một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của mình sau bốn năm thua lỗ liên tiếp, do các vụ đặt cược tồi tệ vào tập đoàn dược phẩm Valeant và một thương vụ đầu tư vào Herbalife. Việc ông đạt được tỷ suất lợi nhuận khoảng 65% trong năm nay khiến quỹ Pershing Square của ông trở thành một trong những quỹ đầu cơ hoạt động hiệu quả nhất thế giới.
Đọc tiếp phần 2