Diễn biến lạm phát Mỹ: Đà giảm có đủ nhanh?

Diễn biến lạm phát Mỹ: Đà giảm có đủ nhanh?

Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

14:14 07/10/2024

Chuỗi dữ liệu kinh tế khả quan gần đây đã khiến các nhà đầu tư ngày càng ủng hộ quan điểm thận trọng của Fed về việc điều chỉnh lãi suất trong những tháng tới. Các chỉ số lạm phát sắp công bố trong tuần tới được kỳ vọng sẽ định hình tâm lý thị trường.

Chỉ số CPI dự kiến được công bố vào thứ Năm, tiếp theo là chỉ số PPI vào thứ Sáu. Trước đó, biên bản cuộc họp tháng 9 của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), dự kiến công bố vào thứ Tư, sẽ cung cấp thêm chi tiết về cuộc tranh luận dẫn đến quyết định cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản - lần đầu tiên một đợt cắt giảm lãi suất lại gây ra nhiều ý kiến bất đồng đến vậy trong gần hai thập kỷ.

Báo cáo việc làm phi nông nghiệp (NFP) ấn tượng tuần trước cho thấy nền kinh tế Mỹ đã tạo thêm 240,000 việc làm trong tháng 9, vượt xa dự báo. Điều này đã đẩy xác suất khả năng Fed chỉ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản tại cuộc họp đầu tháng 11 lên khoảng 90%.

Dữ liệu CPI dự kiến công bố vào thứ Năm sẽ củng cố quan điểm này, với áp lực lạm phát duy trì ở mức ổn định trong tháng trước. Theo khảo sát của Reuters, chỉ số CPI lõi - loại trừ thực phẩm và năng lượng biến động - dự kiến tăng 0.2% so với tháng trước, trong khi chỉ số CPI toàn phần dự báo tăng 0.1% so với tháng trước. Các nhà phân tích tại Barclays ước tính, so với cùng kỳ năm trước, hai chỉ số này lần lượt đạt 3.2% và 2.3%.

"Kết quả lạm phát phù hợp với dự báo sẽ củng cố niềm tin của Fed rằng quá trình giảm phát đang diễn ra ổn định. Điều này có thể sẽ khiến Fed tiếp tục tập trung vào dữ liệu thị trường lao động sắp tới cùng các chỉ báo kinh tế vĩ mô khác," nhà kinh tế Mỹ Pooja Sriram nhận định trong một báo cáo gửi khách hàng.

Giao dịch carry trade Yên Nhật có dấu hiệu hồi sinh?

Đợt tăng lãi suất bất ngờ vào tháng 8 đã dẫn đến sự đảo chiều mạnh mẽ của chiến lược carry trade Yên Nhật - trong đó các nhà đầu tư có thể vay Yên để tài trợ cho các giao dịch bằng đồng tiền và tài sản có lợi suất cao hơn.

Tuy nhiên, phát biểu gần đây của tân Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba, cho rằng nền kinh tế chưa sẵn sàng cho đợt tăng lãi suất tiếp theo, đã được một số nhà đầu tư xem như tín hiệu để tái khởi động chiến lược này.

USD/JPY tăng gần 3% trong tuần trước, chạm mốc 146, tạo động lực cho đợt phục hồi nhẹ của thị trường chứng khoán Nhật Bản, đặc biệt là cổ phiếu các công ty xuất khẩu được hưởng lợi từ đồng nội tệ yếu.

"Nhà đầu tư xem những phát biểu này như tín hiệu khởi động lại chiến lược carry trade," Wei Li, Giám đốc đầu tư đa tài sản tại BNP Paribas Trung Quốc nhận định.

Ông bổ sung: "Chúng ta đang trong giai đoạn thị trường ưa chuộng rủi ro. Nhu cầu carry trade Yên đang quay trở lại, được hỗ trợ bởi niềm tin vững chắc vào nền kinh tế Mỹ."

Tuy nhiên, Tomochika Kitaoka, chuyên gia tại Nomura Nhật Bản, cảnh báo rằng dữ liệu về sự trở lại của chiến lược carry trade vẫn còn "chưa đầy đủ". Ông cũng chỉ ra bằng chứng cho thấy một số quỹ phòng hộ đã quay lại vị thế short ròng đối với đồng Yên.

"Giai đoạn từ nay đến cuộc bầu cử bất thường ở Nhật Bản (vào ngày 27/10) là khoảng thời gian tương đối an toàn để đánh giá lại chiến lược carry trade," Ông kết luận.

Kinh tế Anh có dấu hiệu phục hồi?

Theo dữ liệu chính thức dự kiến công bố vào thứ Sáu, nền kinh tế Anh có thể sẽ quay trở lại đà tăng trưởng trong tháng 8 sau hai tháng trì trệ.

Đà mở rộng mạnh mẽ của nền kinh tế Anh vào đầu năm đã củng cố luận điểm ủng hộ việc thận trọng trong quá trình giảm lãi suất, ít nhất cho đến khi có dấu hiệu rõ ràng về sự hạ nhiệt của lạm phát trong lĩnh vực dịch vụ. Đáng chú ý, lạm phát dịch vụ tháng 8 đã tăng lên 5.6% từ mức 5.2% của tháng trước đó.

Tuy nhiên, tăng trưởng GDP quý II đã được điều chỉnh giảm xuống 0.5%, phản ánh sự chậm lại đáng kể so với mức 0.7% của quý trước. Dữ liệu mới nhất cho thấy đà tăng trưởng có thể tiếp tục giảm tốc xuống 0.3% trong quý III, nhưng số liệu tháng 8 sẽ cung cấp bức tranh rõ nét hơn. Theo khảo sát của Reuters, các nhà kinh tế dự báo GDP tháng 8 sẽ tăng 0.2% so với tháng trước.

Trong tuần qua, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh đã phát tín hiệu rằng các nhà hoạch định chính sách có thể "quyết liệt hơn" trong việc hạ lãi suất. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế hàng đầu của BoE cảnh báo về rủi ro của việc cắt giảm lãi suất quá nhanh hoặc quá sâu, nhấn mạnh tầm quan trọng của "quá trình bình thường hóa chính sách tiền tệ từng bước".

Ellie Henderson, chuyên gia kinh tế tại Investec, có quan điểm lạc quan hơn so với dự báo chung. Bà kỳ vọng sự phục hồi trong doanh số bán lẻ cùng với việc không có các cuộc đình công của bác sĩ trẻ sẽ thúc đẩy tăng trưởng lên mức 0.3%.

Henderson nhận định, mặc dù hoạt động kinh tế mùa thu có thể tạm thời chững lại do các hộ gia đình và doanh nghiệp trì hoãn các khoản chi tiêu và đầu tư lớn trước thềm công bố Ngân sách vào ngày 30/10, chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ kết hợp với sự cải thiện mạnh mẽ trong thu nhập khả dụng thực tế của hộ gia đình sẽ "tiếp tục duy trì động lực tăng trưởng kinh tế".

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sự phục hồi của USD: Tác động từ những dữ liệu kinh tế và chính trị
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Sự phục hồi của USD: Tác động từ những dữ liệu kinh tế và chính trị

Nhờ vào những dữ liệu kinh tế vượt dự báo, USD đã tăng lên mức cao nhất kể từ giữa tháng Tám, trong khi đó JPY Nhật Bản chịu áp lực từ tình hình chính trị nội bộ. Những diễn biến này không chỉ ảnh hưởng đến thị trường tài chính mà còn gợi ý về sự thay đổi trong chính sách thương mại quốc tế, đặc biệt là mối quan hệ giữa Mỹ và Nhật Bản.
"Hạn chế các gói cứu trợ": Liệu đây có phải ý tưởng còn thiếu trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

"Hạn chế các gói cứu trợ": Liệu đây có phải ý tưởng còn thiếu trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ

Chủ nghĩa dân túy tập trung vào các chính sách kinh tế là một tập hợp các ý tưởng, thường ngẫu nhiên và không hợp lý, được xây dựng để thu hút cử tri đang thất vọng. Những ý tưởng này có thể giúp chính trị gia giành phiếu bầu nhưng lại không có lợi cho nền kinh tế.
Sau nhiều dữ liệu tích cực, liệu Fed có còn muốn mạnh tay trong cuộc họp tới?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Sau nhiều dữ liệu tích cực, liệu Fed có còn muốn mạnh tay trong cuộc họp tới?

Dữ liệu việc làm tích cực từ Mỹ đã gần như dập tắt hy vọng về việc cắt giảm lãi suất thêm 50 bps từ Fed, tạo ra một cú hích lớn cho thị trường tài chính. Sự hồi phục của cổ phiếu và sự gia tăng của USD cho thấy niềm tin đang trở lại, tuy nhiên các yếu tố địa chính trị và dữ liệu kinh tế từ Trung Quốc sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến triển vọng toàn cầu.
Cải cách EU: 9 quốc gia cánh Bắc cần tiên phong hội nhập nhằm đưa EU thoát khỏi bế tắc
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Cải cách EU: 9 quốc gia cánh Bắc cần tiên phong hội nhập nhằm đưa EU thoát khỏi bế tắc

EU đang mắc kẹt trong một nghịch lý. Phần lớn mọi người đều đồng ý rằng hầu hết các khuyến nghị của Mario Draghi về việc tăng năng suất là tốt. Tuy nhiên, gần như không ai kỳ vọng các quốc gia thành viên sẽ đồng ý cùng chia sẻ chủ quyền và nguồn lực cần thiết để thực hiện những đề xuất này.
Diễn biến lạm phát Mỹ: Đà giảm có đủ nhanh?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Diễn biến lạm phát Mỹ: Đà giảm có đủ nhanh?

Chuỗi dữ liệu kinh tế khả quan gần đây đã khiến các nhà đầu tư ngày càng ủng hộ quan điểm thận trọng của Fed về việc điều chỉnh lãi suất trong những tháng tới. Các chỉ số lạm phát sắp công bố trong tuần tới được kỳ vọng sẽ định hình tâm lý thị trường.
Báo cáo việc làm của Mỹ mang lại sự nhẹ nhõm, nhưng chưa đủ để có thể "ăn mừng"
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Báo cáo việc làm của Mỹ mang lại sự nhẹ nhõm, nhưng chưa đủ để có thể "ăn mừng"

Báo cáo việc làm tháng 9 của Mỹ vào thứ Sáu tuần truóc đã khiến nhiều người lạc quan về tương lai kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 4.1%. Dù vậy, những tín hiệu này chưa đủ để khẳng định một bước ngoặt lớn cho nền kinh tế. Với việc tăng trưởng tiền lương vẫn ở mức cao và lạm phát chưa hoàn toàn bị kiểm soát, Fed có thể cần cân nhắc thận trọng hơn về các quyết định chính sách trong thời gian tới.
Trung Quốc: Bước ngoặt hay chỉ là đợt phục hồi ngắn hạn?
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trung Quốc: Bước ngoặt hay chỉ là đợt phục hồi ngắn hạn?

Gần đây, Trung Quốc đã khiến các nhà đầu tư toàn cầu bất ngờ khi tung ra một loạt biện pháp kích thích kinh tế mạnh mẽ. Mặc dù các biện pháp này có thể mở ra cơ hội lớn cho thị trường, nhưng nhiều nhà quản lý tài chính vẫn dè dặt, lo ngại về tính bất ổn của chính sách Trung Quốc.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ