Doanh số bán lẻ tháng Hai của Úc hạ nhiệt khi lãi suất tăng cao

Doanh số bán lẻ tháng Hai của Úc hạ nhiệt khi lãi suất tăng cao

09:42 28/03/2023

Doanh số bán lẻ của Úc đã tăng chậm lại trong tháng Hai, cho thấy các hộ gia đình đang bắt đầu giảm chi tiêu khi đối mặt với lãi suất cao và thúc đẩy RBA tạm dừng thắt chặt vào cuộc họp tuần tới.

Doanh số bán lẻ Úc đã tăng 0.2% so với tháng trước, cao hơn dự kiến, theo báo cáo của Cục Thống kê Úc công bố hôm thứ Ba. Dữ liệu cho thấy chi tiêu đang chững lại sau khi tăng 1.9% trong tháng 1 và giảm 3.9% trong tháng 12.

“Trung bình, doanh số bán lẻ không thay đổi vào cuối năm 2022 và đầu năm mới,” Ben Dorber, người đứng đầu bộ phận thống kê bán lẻ của ABS, cho biết. “Dữ liệu của ngành phi thực phẩm đã biến động nhiều khi người tiêu dùng tiếp tục giảm chi tiêu để đối phó với áp lực chi phí sinh hoạt cao.”

Đây là một báo cáo quan trọng cho cuộc họp tháng 4 của RBA khi Hội đồng thống đốc sẽ cân nhắc khả năng tạm dừng thắt chặt sau 10 lần tăng liên tiếp. Báo cáo lạm phát được công bố vào thứ Tư sẽ là dữ liệu cuối cùng mà các nhà hoạch định chính sách cần xem xét trước cuộc họp vào tuần tới.

Doanh số bán lẻ chậm lại cho thấy người tiêu dùng đang bắt đầu giảm chi tiêu khi đối mặt với lãi suất cao, thúc đẩy RBA tạm dừng thắt chặt. RBA đã tăng lãi suất tổng cộng 350 điểm cơ bản kể từ tháng 5/2022 và chi tiêu của người tiêu dùng ổn định là yếu tố chính khiến các nhà hoạch định chính sách tin rằng nền kinh tế vẫn có thể chống chọi được với lãi suất cao hơn.

“Đối với các nhà hoạch định chính sách, doanh số bán lẻ là thước đo quan trọng và kịp thời về hoạt động cũng như niềm tin của các hộ gia đình,” Callam Pickering, nhà kinh tế tại Indeed cho biết. “Mức tăng của doanh số bán lẻ tương đối yếu gần đây cho thấy rằng áp lực chi phí sinh hoạt và lãi suất cao đang bắt đầu ảnh hưởng đến chi tiêu của các hộ gia đình.”

Các nhà kinh tế dự đoán RBA sẽ tăng 25 điểm cơ bản vào cuộc họp ngày 4/4, mặc dù thị trường tiền tệ định giá họ sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức 3.6%. Sự khác biệt này cho thấy những quan điểm khác nhau về hậu quả của cuộc khủng hoảng ngân hàng toàn cầu đã thắt chặt các điều kiện tài chính.

Tuy nhiên, cả Fed và BoE vào tuần trước đã quyết định tăng lãi suất, đánh giá lạm phát là mối đe dọa lớn hơn so với rủi ro ổn định tài chính.

Thống đốc Philip Lowe cho biết vào đầu tháng này rằng RBA sẽ xem xét dữ liệu sắp tới về kinh doanh, thị trường lao động, doanh số bán lẻ và lạm phát trước khi quyết định nên tạm dừng hay tăng lãi suất một lần nữa.

Dữ liệu về kinh doanh và lao động trong tháng 2 cho thấy các điều kiện kinh tế vẫn ổn định, mặc dù có sự chậm lại. Báo cáo doanh số bán lẻ khẳng định việc chi tiêu các hộ gia đình đang bắt đầu giảm dần.

Dữ liệu doanh số bán lẻ cho thấy chi tiêu được thúc đẩy bởi các ngành liên quan đến thực phẩm:

  • Quán cà phê, nhà hàng và dịch vụ đồ ăn mang đi tăng 0.5% và thực phẩm tăng 0.2%.
  • Cửa hàng bách hóa tăng 1%, quần áo, giày dép và phụ kiện cá nhân tăng 0.6%
  • Doanh số bán lẻ khác - bao gồm hàng hóa giải trí, mỹ phẩm và văn phòng phẩm - là ngành duy nhất giảm, thấp hơn 0.4%, trong khi hàng gia dụng không thay đổi nhiều

RBA đã nhiều lần nhấn mạnh rằng rủi ro chính đối với triển vọng kinh tế Úc là phản ứng của các hộ gia đình khi lãi suất cao hơn, do tiêu dùng chiếm khoảng 60% GDP.

Các nhà kinh tế của Bloomberg dự đoán chỉ số này sẽ giảm mạnh vào năm 2023 khi toàn bộ tác động của việc thắt chặt chính sách gây áp lực lên ngân sách hộ gia đình. Giá cả leo thang và lãi suất cao hơn đã ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý người tiêu dùng.

Bản thân RBA cũng nhận định chi tiêu sẽ chậm lại, dự đoán mức tăng trưởng tiêu dùng sẽ là 1.7% vào cuối năm 2023, từ ước tính 5.5% vào năm 2022.

Giờ đây, thị trường sẽ chuyển sự chú ý sang báo cáo CPI được công bố ngày mai. Một kết quả vượt dự kiến có khả năng thúc đẩy RBA tăng lãi suất 25 điểm cơ bản vào cuộc họp tuần tới, trong khi nếu dữ liệu cho thấy lạm phát đã hạ nhiệt, điều này sẽ khiến RBA cân nhắc việc tạm dừng thắt chặt.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Những rủi ro từ chính sách kinh tế khó đoán của Trump
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Những rủi ro từ chính sách kinh tế khó đoán của Trump

Cam kết chính sách kinh tế của Trump đang gây bất ổn doanh nghiệp, thị trường tài chính và chính sách tiền tệ. Các tác động tiêu cực này không chỉ làm chậm tăng trưởng mà còn có nguy cơ đẩy nền kinh tế vào suy thoái nếu niềm tin nhà đầu tư sụp đổ.
Goldman Sachs dự báo “thương vụ cũ” trở lại sau chỉ số CPI thấp và ngân hàng vững mạnh
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Goldman Sachs dự báo “thương vụ cũ” trở lại sau chỉ số CPI thấp và ngân hàng vững mạnh

Năm 2025 bắt đầu với những biến động lớn, với sự thay đổi của thị trường và các yếu tố ảnh hưởng như lạm phát, lợi suất, và tâm lý đầu tư. Mặc dù thị trường cổ phiếu toàn cầu gặp khó khăn, các tài sản tư nhân, M&A, và xu hướng giảm quy định vẫn tạo ra cơ hội lớn.
Chứng khoán Mỹ thăng hoa sau dữ liệu lạm phát hạ nhiệt và báo cáo lợi nhuận khả quan từ các ngân hàng hàng đầu
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Chứng khoán Mỹ thăng hoa sau dữ liệu lạm phát hạ nhiệt và báo cáo lợi nhuận khả quan từ các ngân hàng hàng đầu

Sắc xanh lan tỏa thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch ngày hôm qua khi cả ba chỉ số chính ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong vòng hơn hai tháng qua, được thúc đẩy bởi hai động lực chính: số liệu CPI lõi tháng 12 thấp hơn dự báo và kết quả kinh doanh ấn tượng từ các ngân hàng hàng đầu.
Thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza đánh dấu chiến thắng ngoại giao đầu tiên của Tổng thống Donald Trump
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza đánh dấu chiến thắng ngoại giao đầu tiên của Tổng thống Donald Trump

"Chúng tôi đã đạt được thoả thuận," Tổng thống đắc cử Donald Trump thông báo trên nền tảng mạng xã hội Truth Social của mình, sau khi Israel và tổ chức Hamas đồng thuận ngừng bắn vào ngày hôm qua. Nếu đây thực sự là điểm kết thúc cho cuộc chiến khốc liệt này, ông sẽ được ghi nhận phần lớn công lao và hoàn toàn xứng đáng với điều đó.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ