[Đọc vị thị trường bằng Phân tích cơ bản – Phần 3] Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến giá trị tiền tệ
Uông Quang
Manager, Technical Analyst
Có rất nhiều yếu tố cơ bản có thể tác động đến giá trị một đồng tiền, cũng như lợi nhuận của các forex trader trong trung - dài hạn. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ liệt kê nhưng yếu tố được cho là chính yếu nhất, giúp người đọc có một các nhìn tổng thể hơn khi phân tích cơ bản một cặp tỷ giá. Nào, chúng ta bắt đầu !
Tăng trưởng kinh tế và kì vọng
Chúng tôi bắt đầu đơn giản với một nền kinh tế và triển vọng được dẫn dắt bởi người tiêu dùng, doanh nghiệp và chính phủ. Thật dễ hiểu khi người tiêu dùng nhận thấy hoặc kì vọng vào một nền kinh tế đang tăng trưởng lành mạnh, họ sẽ cảm thấy hạnh phúc, an toàn, và họ tiêu tiền nhiều hơn. Các công ty sẵn sàng nhận số tiền này và nói : “Oh, chúng tôi đang kiếm được tiền! Khi các công ty và người lao động kiếm được tiền, điều này tạo nên một doanh thu thuế lành mạnh cho chính phủ. Chính phủ cũng bắt đầu tiêu tiền và điều này tạo nên một vòng quay tích cực cho nền kinh tế và làm tăng giá trị đồng tiền. Mặt khác, các nền kinh tế suy yếu thường đi kèm với những người tiêu dùng hạn chế chi tiêu, các doanh nghiệp không kiếm được tiền, và vì vậy nguồn thu – chi của Chính Phủ cũng bị hạn chế. Điều này có thể tác động tiêu cực làm giảm giá trị của đồng tiền quốc gia.
Dòng vốn đầu tư nước ngoài
Toàn cầu hóa, tiến bộ công nghệ và mạng internet đã góp phần vào việc giúp bạn dễ dàng đầu tư tiền của bạn vào bất cứ đâu trên thế giới. Bạn chỉ cần một vài cú click chuột (hoặc một cuộc gọi điện thoại), bao gồm việc đầu tư vào sàn giao dịch chứng khoán New York hoặc London, giao dịch chỉ số Nikkei hoặc Hang Seng, hay mở một tài khoản ngoại hối để giao dịch USD, Euro, JPY,… và thậm chí nhiều loại tiền tệ lạ khác.
Dòng vốn đầu tư đo lường lượng tiền đầu tư nước ngoài chảy vào và ra khỏi một quốc gia. Thứ bạn muốn theo dõi chính là số liệu thặng dư hay thâm hụt của dòng vốn này. Khi một quốc gia có dòng vốn thặng dư, đầu tư nước ngoài vào nước này lớn hơn đầu tư ra khỏi đất nước, dẫn đến nhu cầu về đồng nội tệ cần quy đổi để đầu tư tăng lên, đi kèm với sự gia tăng giá trị của đồng tiền quốc gia đó. Một quy tắc cung - cầu đơn giản.
Khi các khoản đầu tư nước ngoài muốn chuyển hướng, và các nhà đầu tư trong nước cũng muốn mở rộng đầu tư sang các quốc gia khác, bạn sẽ thấy rất nhiều đồng nội tệ được bán ra để quy đổi lấy các đồng tiền nước ngoài của nơi mà họ muốn đầu tư. Nguồn cung tăng lên khiến giá trị đồng nội tệ giảm xuống.
Các dòng vốn đầu tư nước ngoài ưa thích một nền kinh tế có lãi suất cao và tăng trưởng mạnh mẽ.
Cán cân thương mại
Chúng ta sống trong một thị trường toàn cầu. Các quốc gia bán hàng hóa của mình cho các quốc gia khác (xuất khẩu), đồng thời cũng mua hàng hóa họ muốn từ các quốc gia khác (nhập khẩu).
Các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ trao đổi USD/CNY với các nhà xuất khẩu Trung Quốc khi họ mua hàng hóa. Và nhà nhập khẩu của Trung Quốc trao đổi CNY/EUR với các nhà xuất khẩu châu Âu khi họ mua hàng hóa. Tất cả việc mua và bán này đều đi kèm với việc trao đổi đồng tiền, từ đó thay đổi dòng tiền tệ vào và ra khỏi một quốc gia và giá trị của đồng tiền đó.
Cán cân thương mại đo lường chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu so với nhập khẩu của một nền kinh tế nhất định. Nó cho thấy nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia, cũng như đối với đồng tiền của quốc gia đó.
Xuất khẩu > Nhập khẩu = Thặng dư thương mại = Cán cân thương mại dương (+)
Nhập khẩu > Xuất khẩu = Thâm hụt thương mại = Cán cân thương mại âm (-)
Thâm hụt thương mại có xu hướng đẩy giá đồng nội tệ xuống so với các loại tiền tệ khác. Các nhà nhập khẩu ròng trước tiên phải bán đồng nội tệ của họ để đổi lấy đồng ngoại tệ mua hàng hóa nước ngoài. Điều ngược lại xảy ra với đồng tiền của các quốc gia có thặng dư thương mại.
Quan điểm của Ngân hàng Trung Ương
Yếu tố cuối cùng, và có lẽ cũng là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến tỷ giá, chính là quan điểm về chính sách của các Ngân hàng Trung ương (NHTW), lâu nay vẫn được biết đến với tên gọi “Diều hâu” và “Bồ câu”.
Các NHTW được mô tả là “diều hâu” khi họ ủng hộ chính sách tiền tệ thắt chặt, điển hình là việc tăng lãi suất để chống lạm phát, thậm chí gây bất lợi cho tăng trưởng kinh tế và việc làm. Ví dụ, Ngân hàng Anh nhận thấy sự tồn tại của mối đe dọa lạm phát cao. Ngân hàng Anh có thể được mô tả là diều hâu nếu họ đưa ra tuyên bố chính thức nghiêng về việc tăng lãi suất để giảm lạm phát.
Ngược lại, các NHTW được mô tả là “bồ câu”, khi họ áp dụng một chính sách tiền tệ nới lỏng có vẻ ôn hòa hơn, điển hình là việc hạ lãi suất để kích thích phát triển kinh tế và việc làm.
Hẹn gặp các bạn trong những phần series Phân tích cơ bản tiếp theo.
Happy Trading !