Động lực chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ đang có dấu hiệu suy giảm

Động lực chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ đang có dấu hiệu suy giảm

Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

11:23 03/06/2024

Động lực chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ đang có dấu hiệu suy giảm. Và theo nhiều người có thể còn giảm sâu hơn.

Thu nhập thực tế khả dụng gần như đi ngang trong năm qua. Tỷ lệ tiết kiệm hiện ở mức thấp nhất trong 16 tháng do các hộ gia đình gần như đã cạn kiệt số tiền mà họ tích lũy được trong thời kỳ đại dịch. Trái lại, ngày càng nhiều người sử dụng thẻ tín dụng và các nguồn tài chính khác để hỗ trợ chi tiêu của họ.

Những yếu tố này giúp giải thích tại sao mức chi tiêu thực tế - không tính đến tác động từ lạm phát - đã giảm trong tháng 4, khiến người tiêu dùng chi tiêu ít hơn cho ô tô, ăn uống và các hoạt động giải trí. Khi thị trường việc làm cũng hạ nhiệt, các công ty như Best Buy đã nhận thấy sự thay đổi trong những tháng gần đây khi người mua hàng chuyển sang các thương hiệu rẻ hơn.

Tăng trưởng thu nhập thực tế của Mỹ chững lại

Gregory Daco, nhà kinh tế trưởng của EY, cho biết trong một báo cáo hôm thứ Sáu: “Thị trường lao động hạ nhiệt sẽ tiếp tục hạn chế tăng trưởng thu nhập, dẫn tới việc nhiều gia đình hạn chế chi tiêu trong mức tiết kiệm giảm và nợ cao hơn.”

Mức chi tiêu tiêu dùng tháng 4 được báo cáo hôm thứ Sáu và việc điều chỉnh giảm gần đây đối với ước tính GDP trong quý đầu tiên của chính phủ cung cấp bằng chứng khá thuyết phục rằng nền kinh tế Mỹ đang không đạt được tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ đáng ngạc nhiên mà Mỹ đã đề ra vào năm 2023.

Dữ liệu mới nhất cũng có thể trấn an các quan chức tại Fed, nơi một cuộc tranh luận đã nổ ra trong những tuần gần đây về việc liệu lãi suất – đang ở mức cao nhất trong hơn 20 năm – có đang thắt chặt nền kinh tế nhiều như họ mong đợi hay không.

Cuộc tranh luận xuất phát từ sức mạnh tiêu dùng Mỹ trong vài năm qua. Mặc dù số liệu đó đã hỗ trợ nền kinh tế Mỹ liên tục bất chấp khả năng suy thoái, nhưng đồng thời lại khiến các nhà kinh tế Phố Wall cũng như các quan chức Fed bối rối. Nhu cầu lao động mạnh mẽ, mức tiết kiệm thời kỳ đại dịch và mức lương tăng đáng kể đều góp phần vào điều đó.

Tuy vậy, khi lạm phát ngày càng gia tăng buộc Fed phải giữ lãi suất ở mức cao, nền kinh tế Mỹ cuối cùng cũng bắt đầu chậm lại. Nhu cầu về người lao động đã giảm so với đỉnh điểm của đại dịch, điều đó có nghĩa là các nhà tuyển dụng không còn tăng lương nhanh chóng nữa. Báo cáo PCE cho thấy mức lương tăng 0.2% trong tháng 4, mức tăng nhỏ nhất trong 5 tháng.

Thu nhập gần đây của các công ty cho thấy rằng người tiêu dùng ngày càng ưu tiên các mặt hàng chủ lực hơn các mặt hàng tùy ý lớn. Người tiêu dùng có thu nhập cao hơn đang trả giá thấp hơn hoặc săn lùng các loại giảm giá, điều này đã giúp thúc đẩy doanh số bán hàng tại Walmart và nhà bán lẻ giá rẻ Dollar General.

Báo cáo việc làm

Giám đốc điều hành Best Buy, Corie Barry, cho biết trong cuộc họp báo cáo thu nhập quý đầu tiên rằng người tiêu dùng đang đưa ra “những lựa chọn khó khăn với ngân sách của họ”. Vị giám đốc điều hành này chỉ ra những thay đổi trong môi trường kinh tế vĩ mô kể từ báo cáo quý trước của Best Buy.

Ông Barry cho biết: “Ba tháng trước, dữ liệu cho thấy một số điều thuận lợi đối với nền kinh tế, bao gồm lạm phát giảm, tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục ở mức thấp, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng tăng cao và sự phục hồi của thị trường nhà đất. Tuy nhiên, kể từ đó, lạm phát vẫn cao, lãi suất thế chấp cao và chỉ số niềm tin người tiêu dùng có xu hướng thấp hơn”.

Một báo cáo việc làm mới của chính phủ, công bố vào thứ Sáu, sẽ cung cấp thêm thông tin chi tiết về hướng đi của thị trường lao động. Các nhà hoạch định chính sách của Fed sẽ hết sức chú ý đến những con số đó khi họ tiếp tục nỗ lực hạn chế lạm phát mà không phá vỡ nền kinh tế.

Từ góc độ đó, sự sụt giảm chi tiêu tiêu dùng trong tháng 4 có thể đã góp phần khiến lạm phát giảm. Tuy nhiên, điều đó cũng đặt ra câu hỏi liệu nền kinh tế Mỹ có thể trụ vững được bao lâu.

Các nhà kinh tế Andrew Hollenhorst và Veronica Clark của Citigroup đã viết sau báo cáo PCE hôm thứ Sáu: “Báo cáo ngày hôm nay cho thấy mức chi tiêu của người tiêu dùng đã hạ nhiệt, chứng tỏ áp lực lạm phát đã giảm bớt. Tuy nhiên, quan điểm của chúng tôi về nền kinh tế Mỹ không lạc quan như vậy”.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ