Động thái kích thích của Fed tiếp tục ảnh hưởng, PBoC vẫn chưa hành động
Quế Anh
Junior Editor
Tác động từ động thái cắt giảm lãi suất táo bạo và tín hiệu nới lỏng của Fed dường như vẫn đang lan tỏa trên thị trường tài chính toàn cầu. Điều này có thể giúp các tài sản rủi ro ở châu Á khởi đầu tuần mới một cách mạnh mẽ.
Hợp đồng tương lai Nikkei đang hướng tới mức tăng hơn 1% khi mở cửa tại Nhật Bản, với cổ phiếu Nhật cũng được hỗ trợ bởi đà giảm của đồng JPY tuần trước. Tuy nhiên, việc tăng lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn dài có thể làm giảm bớt kỳ vọng lạc quan.
Các quyết định chính sách tiền tệ từ Nhật Bản và Trung Quốc vào thứ Sáu cũng có thể gây ra những tác động đến thị trường châu Á vào thứ Hai. Ở khía cạnh này, tình thế có vẻ bị xáo trộn hơn.
Như dự đoán từ trước, BoJ quyết định không tăng lãi suất, cho thấy họ không hề vội vã trong các quyết định điều chỉnh. Điều này đã đẩy đồng JPY đóng cửa tại mức đáy kể từ ngày 4/9. Cổ phiếu Nhật Bản được hưởng lợi.
Càng gây bất ngờ hơn, PBoC cũng giữ nguyên lãi suất. Ở trong nước, tình hình kinh tế yếu và lạm phát biến động của Trung Quốc dường như đang cần được hỗ trợ bằng việc hạ lãi suất. Trên trường quốc tế, động thái cắt giảm lãi suất mạnh 50 điểm cơ bản của Fed đã tạo điều kiện cho PBoC hành động.
Tuy nhiên, PBOC đã không làm vậy, bất chấp những dấu hiệu ngày càng rõ ràng cho thấy họ nên hành động. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, được công bố mới đây vào thứ Sáu, cho thấy cái nhìn ảm đạm của các nhà đầu tư. Trong 8 tháng đầu năm, con số này giảm 31.5% so với cùng kỳ năm ngoái, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 1/2009.
Tuy nhiên, đồng CNY đang được giao dịch quanh đỉnh trong 16 tháng, nhờ vào động thái cắt giảm lãi suất đầy miễn cưỡng của NHTW và kỳ vọng về các gói kích thích sẽ được chính quyền ban hành để hồi sinh tăng trưởng, giá tài sản và niềm tin.
Trong khi đó, đồng JPY bắt đầu tuần mới một cách dè chừng sau một tuần biến động mạnh. Cặp tiền USD/JPY đã tăng vượt mốc 140 lần đầu tiên trong hơn một năm nhưng đóng cửa gần mức 144, giảm 2% trong tuần, ghi nhận mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 4.
Ông Atsushi Mimura, nhà ngoại giao tiền tệ hàng đầu tại Nhật Bản, cho biết các giao dịch carry trade JPY trong quá khứ có thể đã bị thoái lui phần lớn. Tuy nhiên, Tokyo vẫn đang theo dõi bất kỳ động thái tái diễn nào có thể làm tăng biến động thị trường.
Dữ liệu về vị thế trên thị trường hợp đồng tương lai tại Mỹ cho thấy các nhà đầu tư ngày càng lạc quan hơn về đồng JPY trong 11 tuần liên tiếp, tăng vị thế mua ròng lên mức cao nhất trong 8 năm.
Lịch kinh tế châu Á - Thái Bình Dương vào thứ Hai khá dày đặc, với các số liệu nổi bật bao gồm lạm phát từ Malaysia và Singapore, dữ liệu chỉ số PMI sơ bộ tháng 9 từ Australia và Ấn Độ, cùng số liệu thương mại New Zealand.
RBA cũng bắt đầu cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày.
Dưới đây là những diễn biến chính có thể tạo thêm định hướng cho thị trường châu Á vào thứ Hai:
- PMI sơ bộ Australia (tháng 9)
- PMI sơ bộ Ấn Độ (tháng 9)
- Lạm phát Malaysia (tháng 8)
Reuters