Đồng tiền yếu nhất châu Á tiếp tục chìm trong khủng hoảng

Đồng tiền yếu nhất châu Á tiếp tục chìm trong khủng hoảng

Hoàng Thế Vinh

Hoàng Thế Vinh

Junior Analyst

09:57 28/11/2023

Đồng Rupee của Pakistan đang hướng tới là đồng tiền yếu nhất châu Á vào năm 2023, và sự suy yếu có thể kéo dài đến năm 2024.

PKR đã giảm khoảng 20% so với USD trong năm nay và có thể sẽ còn tệ hơn. BMI dự kiến tỷ giá USDPKR có thể sẽ tăng lên mức 350 vào cuối năm tới, trong khi công ty môi giới Topline Securities dự báo cặp tiền tăng lên 324. Cặp tiền đóng cửa ở mức 285.64 vào thứ Hai.

John Ashbourne, nhà kinh tế toàn cầu tại BMI London cho biết lạm phát cao và thâm hụt thương mại là một trong những yếu tố gây áp lực lên PKR.

Các khoản thanh toán trái phiếu khổng lồ của chính phủ Pakistan và thâm hụt vốn ngoại đang đè nặng lên đồng tiền. Đất nước này đang trên bờ vực vỡ nợ, và sự sụt giảm đầu tư từ nước ngoài cùng với lạm phát cao nhất châu Á đang đẩy nước này vào tình thế khó khăn. Kiều hối cũng ảm đạm, khiến nước này phụ thuộc nhiều hơn vào viện trợ nước ngoài để có được dòng tiền ngoại tệ.

IMF trong tháng này đã đồng ý chi trả 700 triệu USD, giúp quốc gia này ngăn chặn tình trạng vỡ nợ trong thời điểm hiện tại. Vẫn còn lo ngại rằng những thách thức này sẽ kéo dài tới năm 2024, với việc chính phủ cần thêm viện trợ cho nền kinh tế mong manh của mình.

Thiếu đô

Sự thiếu hụt USD cũng có thể khiến các thị trường tiền tệ khác gặp tình trạng tương tự như năm ngoái sau khi ngân hàng trung ương hạn chế khả năng tiếp cận ngoại tệ để bảo toàn nguồn dự trữ đang suy giảm. Khi đồng rupee giảm xuống mức thấp kỷ lục trong tháng 9, chính phủ đã tăng cường kiểm soát hoạt động mua bán trái phép USD với giá cao hơn tỷ giá hối đoái. Mức tăng mạnh sau đó chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Ashbourne cho biết: “Về lâu dài sẽ rất khó thuyết phục mọi người sử dụng tỷ giá chính thức nếu các thị trường song song mang lại nhiều giá trị hơn cho một đồng đô la. Các nhà chức trách chỉ có thể cản trở việc này trong một khoảng thời gian ngắn, còn bền vững thì rất khó."

Goldman Sachs cảnh báo thị trường sẽ tiếp tục yêu cầu phần bù rủi ro cao cho đồng rupee do chi phí lãi vay tăng cao và chỉ có các thỏa thuận ngắn hạn với người cho vay để hỗ trợ cán cân bên ngoài.

Topline Securities kỳ vọng chính phủ mới sẽ ký chương trình dài hạn với IMF vào năm tới, cung cấp cứu trợ cho đồng tiền này.

“Các lỗ hổng liên quan tới ngoại hối của Pakistan chỉ có thể được giải quyết một cách hiệu quả thông qua một chương trình IMF mới và quy mô lớn hơn.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chi tiêu hộ gia đình Nhật Bản giảm tháng thứ hai liên tiếp
Minh Anh

Minh Anh

Junior Editor

Chi tiêu hộ gia đình Nhật Bản giảm tháng thứ hai liên tiếp

Chi tiêu của các hộ gia đình Nhật Bản đã giảm trong tháng 9, đây đã là tháng thứ hai liên tiếp theo dữ liệu từ chính phủ công bố vào thứ Sáu. Nguyên nhân là do giá cả tăng khiến người tiêu dùng hạn chế chi tiêu, gây lo ngại cho kế hoạch tăng lãi suất của BoJ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ