Đồng Yên lên ngôi: Giao dịch carry trade sụp đổ, thị trường chứng khoán toàn cầu đối mặt sóng gió
Đặng Thùy Linh
Junior Analyst
Hôm qua là một phiên khó khăn đối với các tài sản rủi ro nói chung. Giới đầu cơ trên toàn cầu hiện đang tháo chạy khỏi các giao dịch chênh lệch lãi suất đối với đồng yên Nhật.
Nhật Bản là quốc gia phát triển duy nhất trên thế giới duy trì lãi suất dưới 1% trong thời gian dài. Giờ đây, nỗi lo lắng đang gia tăng khi BoJ có thể sẽ quyết định tăng lãi suất vào cuộc họp tuần tới. Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản dường như có thể tăng cao hơn nữa từ mức hiện tại - khoảng 1.07%.
Với triển vọng lợi suất tăng cao đối với JGB kỳ hạn 10 năm, chênh lệch lợi suất giữa TPCP Mỹ và JGB kỳ hạn 10 năm đang thu hẹp. Trước ngày 8/7, USD/JPY vẫn tăng mặc dù chênh lệch lãi suất giảm, tạo ra sự phân kỳ đáng kể. Giờ đây, khoảng cách đang thu hẹp và dựa trên xu hướng này, USD/JPY có thể còn giảm sâu hơn nữa.
Tương quan giữa chênh lệch lợi suất TPCP Mỹ và JGB kỳ hạn 10 năm với tỷ giá USD/JPY
Đồng Yên phục hồi báo hiệu thị trường chứng khoán lao dốc
Nếu chênh lệch lãi suất tiếp tục thu hẹp, hoạt động carry trade đồng Yên sẽ bị đẩy lùi, điều này có thể có nghĩa là đà tăng của thị trường chứng khoán toàn cầu cũng sẽ kết thúc. Liệu có phải ngẫu nhiên mà động thái tăng giá của đồng Yên và Nasdaq 100 lại cùng pha với nhau?
Tương quan giữa chỉ số Nasdaq và USD/JPY
Có phải ngẫu nhiên mà Stoxx 600 của châu Âu và EUR/JPY lại có diễn biến tương tự nhau như vậy trong cùng một khoảng thời gian? Mặc dù không thể trả lời chắc chắn, đây là một diễn biến đáng chú ý và động thái "tháo chạy" này có thể chỉ mới bắt đầu. Fed đang ở giai đoạn trước chu kỳ cắt giảm lãi suất, BoJ dự kiến sẽ đẩy lãi suất lên cao, đồng thời cắt giảm dần hoạt động mua trái phiếu, điều này sẽ khiến chênh lệch lãi suất còn phải thu hẹp hơn nữa.
Tuy nhiên, việc bán khống đồng Yên và mua USD, EUR, AUD,... để nắm giữ cổ phiếu nghe có vẻ là một cách rất "rẻ" để tăng đòn bẩy.
Tương quan giữa chỉ số Stoxx 600 và tỷ giá EUR/JPY
Một vấn đề lớn hơn là thị trường trước đây quá chú trọng vào xu hướng tăng, dẫn đến việc nhiều nhà đầu tư không chuẩn bị cho đợt bán tháo mạnh mẽ, theo hệ số tương quan ngụ ý trong 1 tháng đóng cửa dưới 3 vào ngày 12/7.
Giờ đây, hệ số tương quan ngụ ý 1 tháng đã trở lại trên 15. Mọi thứ diễn ra nhanh hơn nhiều khi quá trình giảm đòn bẩy bắt đầu. Nhưng ngay cả ở mức 15, con số này vẫn quá thấp và có thể sẽ tăng cao hơn nữa khi các hiệu ứng theo mùa của giao dịch phân tán biến động giảm dần.
Trong khi đó, S&P 500 đang tiệm cận ngưỡng dưới của mô hình nêm tăng, và đường MA50 ngày có lẽ là mức cần theo dõi. Nếu giá break xuống dưới đường MA 50 ngày, xu hướng tăng và mô hình nêm tăng sẽ bị phá vỡ.
Chỉ số S&P 500
Investing