Biến động mạnh trên Phố Wall đầu tuần giao dịch mới đã tạo nhiều áp lực lên thị trường giao dịch châu Á. Cả ba chỉ số chứng khoán chính Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq 100 lần lượt giảm 1.98%, 3.2% và 3.95%. Nếu cả 3 đều đóng cửa giảm vào thứ Sáu này, đây sẽ là một trong những tuần giảm tồi tệ nhất kể từ năm 2002 .
Ba ngành giảm sâu nhất trong S&P 500 là năng lượng (-8.3%), bất động sản (-4.62%) và tiêu dùng (-4.26%).
Các tài sản rủi ro sẽ còn gặp nhiều khó khăn khi các yếu tố cơ bản đang không ủng hộ. Fed sắp bắt đầu thu hẹp bảng cân đối kế toán trị giá gần 9 nghìn tỷ USD và lạm phát tiếp tục ở mức đỉnh 40 năm. Trong khi đó, nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại trong bối cảnh chiến lược zero-Covid có nguy cơ làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
Hiệu suất các ngành trong S&P 500 5/9/2022
Phân tích kỹ thuật Dow Jones
Trên biểu đồ ngày, HĐTL chỉ số Dow Jones đã giảm xuống vùng hỗ trợ quan trọng 32,521 - 31,951, giảm 13% so với hồi tháng 12/2021 và đánh dấu mức thấp nhất kể từ tháng 3/2021. Đường xu hướng giảm ngắn hạn từ cuối tháng 4 sẽ là ngưỡng kháng cự quan trọng khi giá hồi phục.
Biểu đồ Dow Jones (D1)
Sự biến động từ phiên giao dịch Phố Wall có nguy cơ bao trùm lên thị trường châu Á, khiến các chỉ số như ASX 200 của Úc và Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông gặp rủi ro. Lợi suất trái phiếu chính phủ nhìn chung đã tăng cùng với kỳ vọng lạm phát.
Phân tích kỹ thuật ASX 200
ASX 200 đã giảm mạnh kể từ cuối tháng 4, lần đóng cửa gần đây nhất chạm mức thấp nhất kể từ tháng 3. Nếu phá xuống dưới Fibonacci 100% tại 7,007, chỉ số có thể tiến về vùng hỗ trợ 6,747 - 6,894 bên dưới.
Biểu đồ ASX 200 (D1)
Phân tích kỹ thuật Hang Seng
Chỉ số Hang Seng hiện đã quay về mức đáy tháng 4, duy trì quanh mức hỗ trợ tại 19,625 trong 24 giờ qua. Xác nhận phá dưới mốc này sẽ mở ra cánh cửa giảm trở lại đáy tháng 3/2022, tiệm cận đáy năm 2016.
Biểu đồ HĐTL chỉ số Hang Seng (D1)