Dữ liệu kinh tế sẽ chi phối kết quả cuộc bầu cử sắp tới tại Mỹ như thế nào?

Dữ liệu kinh tế sẽ chi phối kết quả cuộc bầu cử sắp tới tại Mỹ như thế nào?

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

23:44 22/08/2024

Nền kinh tế không phải lúc nào cũng quyết định kết quả của các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, trừ khi nó là yếu tố chính.

Hãy nhớ lại Herbert Hoover năm 1932 và George H.W. Bush năm 1992. Cả hai đều để chức vị tổng thống rơi vào tay đối thủ, chủ yếu do tình hình kinh tế. Tuy nhiên, điều kiện hiện tại không khắc nghiệt như vậy, theo một số dữ liệu, nền kinh tế có vẻ khá ổn định. Tuy nhiên, vẫn có nhiều thách thức đang diễn ra, do đó việc kinh tế sẽ ảnh hưởng như thế nào đến kết quả bầu cử vào ngày 5 tháng 11 và ứng viên nào sẽ được hưởng lợi nhiều nhất vẫn là một vấn đề gây tranh cãi.

Có thể nói rằng nền kinh tế sẽ là một yếu tố tác động đến kết quả cuộc bầu cử ở một mức độ nào đó, điều này nhấn mạnh hai đợt công bố dữ liệu trước khi cử tri chọn tổng thống mới. Có hàng chục báo cáo dự kiến từ nay đến ngày 5 tháng 11, nhưng từ góc độ chính trị, cử tri trung bình có thể chỉ chú ý đến hai báo cáo: lạm phát và dữ liệu thị trường lao động. Hãy tập trung vào hai chỉ số đại diện cho mỗi yếu tố này: chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và tỷ lệ thất nghiệp:

  • Ngày 6 tháng 9: Dữ liệu thất nghiệp/bảng lương tháng 8
  • Ngày 11 tháng 9: Dữ liệu CPI tháng 8
  • Ngày 4 tháng 10: Dữ liệu thất nghiệp/bảng lương tháng 9
  • Ngày 10 tháng 10: Dữ liệu CPI tháng 9

Nhìn sơ qua tỷ lệ thất nghiệp, có thể thấy sự giảm mạnh sau đại dịch đã dần chuyển sang xu hướng tăng nhẹ và kéo dài trong suốt năm nay. Tỷ lệ thất nghiệp hiện tại đạt 4.3% trong tháng 7, thấp hơn so với lịch sử, nhưng xu hướng không mấy khả quan. Điều này ngụ ý rằng hai dữ liệu cập nhật sắp tới có thể cho thấy tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục tăng trước cuộc bầu cử.

Ngược lại, xu hướng lạm phát của Mỹ cho thấy dấu hiệu tích cực khi tiếp tục hạ nhiệt sau đợt tăng đột biến trong giai đoạn 2021-2022. CPI toàn phần vào tháng 7 đã giảm xuống còn 2.9% so với cùng kỳ năm trước, mức đáy trong hơn 3 năm. Mặc dù tỷ lệ lạm phát đã giảm mạnh, mức giá chung vẫn còn khá cao sau đợt tăng lạm phát gần đây.

Vì vậy, câu hỏi đặt ra cho các nhà phân tích chính trị là: Liệu đợt giảm lạm phát gần đây sẽ chi phối nhận thức của cử tri vào ngày bầu cử, hay là đợt lạm phát tăng trước đó vẫn sẽ lấn át quan điểm chung vào ngày 5 tháng 11?

CJPI for All Urban Consumers

Hiệu ứng "bias" gần đây là một yếu tố quan trọng trong kinh tế học hành vi, do đó hai đợt công bố dữ liệu kinh tế sắp tới có thể sẽ có tác động lớn đến cuộc bầu cử.

Có thể nói, cử tri và các ứng cử viên vẫn phụ thuộc vào dữ liệu.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ