Dự trữ USD giảm dần khiến thị trường nghi ngờ về tính trú ẩn của đồng tiền này
Đỗ Duy Đạt
Associate Manager, FX G7
Tỷ lệ nắm giữ Dollar tại các ngân hàng trung ương tiếp tục giảm dần, điều này có thể báo hiệu sự kết thúc của việc USD được coi là đồng tiền trú ẩn.
Tỷ lệ dự trữ giảm từ 60.7% xuống 59% trong năm 2020, mặc dù phần lớn sự sụt giảm là do đồng tiền này suy yếu.
Điều này nới rộng sự sụt giảm trong hai thập kỷ của dự trữ USD từ mức cao nhất ~73% vào năm 2001. Có vẻ như 20 năm tới sẽ chứng kiến sự chấm dứt “quyền bá chủ” của USD, đặc biệt là khi đồng Nhân dân tệ tiếp tục quá trình quốc tế hóa. Như Kenneth Rogoff đã viết, đây là một phần của quá trình chấm dứt "đặc quyền" của USD, có khả năng dẫn đến sự gia tăng chi phí đi vay ở Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là tỷ trọng USD giảm trong năm qua phần lớn là do tác động của sức mạnh USD suy yếu. Vì vậy, đối với các mục đích giao dịch ngắn hạn, nhiệm vụ khó khăn là phải quyết định mức độ mà các ngân hàng trung ương chủ động muốn năm giữ USD là bao nhiêu và bao nhiêu là do tác động của sức mạnh đồng USD.
Ở một khía cạnh khác, đồng tiền hưởng lợi lớn nhất là đồng Nhân dân tệ, với mức tăng ròng 2.3%.
Đồng tiền Trung Quốc sẽ tiếp tục mạnh lên bao nhiêu trong tương lai phụ thuộc vào quá trình quốc tế hóa của đồng Nhân dân tệ. Trong ngắn hạn, sự kháng cự đối với đà tăng giá cho thấy tiến độ này sẽ chậm lại.
Simon Flint, Bloomberg