ECB khẳng định không phụ thuộc vào nền kinh tế Mỹ để đưa ra quyết định lãi suất
Ngọc Lan
Junior Editor
ECB sẽ thiết lập chính sách tiền tệ dựa trên tình hình nội bộ của khu vực Eurozone, khẳng định sẽ không phụ thuộc vào Mỹ, theo Mario Centeno, thành viên của Hội đồng Thống đốc.
Trong một cuộc phỏng vấn, quan chức Bồ Đào Nha cho biết: "Nếu ECB, khi xem xét lạm phát và tình hình kinh tế của khu vực Eurozone, phải quyết định giảm lãi suất, thì đó là nhiệm vụ của họ. Họ không nên nhìn vào Mỹ để xem Mỹ làm gì. Nếu Fed thực hiện chính sách khác biệt, thì đó là vì Fed đang đối mặt với nền kinh tế khác biệt."
Phát biểu tại Washington, nơi ông tham dự các cuộc họp mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, Centeno cho biết các quan chức không nên quá lo lắng về lạm phát dịch vụ đang giảm chậm hơn các thành phần khác. Ông nói rằng tiền lương - một mối lo ngại chủ chốt trong những tháng gần đây - đang tăng trưởng chậm hơn dự đoán.
Những phát biểu của ông được đưa ra sau khi ECB vào tuần trước đã đưa ra tín hiệu mạnh mẽ nhất cho đến nay rằng lạm phát hạ nhiệt sẽ cho phép họ hạ lãi suất vào tháng 6. Lạm phát đã giảm xuống còn 2.4% vào tháng 3 - gần đạt được mục tiêu 2%.
Ngược lại, lạm phát cao hơn dự kiến ở Mỹ đã khiến nghi ngờ về việc Fed sẽ giảm lãi suất bao nhiêu trong năm nay, chủ tịch Jerome Powell báo hiệu vào thứ Ba rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ đợi lâu hơn dự kiến để cắt giảm. Những diễn biến như vậy đã đặt ra câu hỏi liệu chính sách thắt chặt hơn của Mỹ có thể hạn chế ECB trong việc cắt giảm lãi suất hay không.
Tuy nhiên, dựa trên các điều kiện ở khu vực Eurozone, “Tôi không thấy bất kỳ lý do nào để chúng tôi không tiếp tục chu kỳ chính sách tiền tệ, cuối cùng cắt giảm lãi suất ngay trong tháng 6 và tiếp tục làm như vậy miễn là lạm phát không bị chệch hướng,” Centeno nói. “Kịch bản chính hiện nay tương thích với việc cắt giảm lãi suất nhiều lần trong năm. Nhưng chúng tôi sẽ không quyết định tất cả chúng trong một cuộc họp.”
Trong khi chủ tịch Christine Lagarde vẫn giữ im lặng về những gì sẽ xảy ra sau khả năng giảm lãi suất trong hai tháng tới, các quan chức đã bắt đầu tranh luận về tốc độ và mức độ nới lỏng sau loạt tăng lãi suất chưa từng có từ tháng 7/2022 đến tháng 9/2023.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hy Lạp Yannis Stournaras, một quan chức có quan điểm dovish, đã thẳng thắn kêu gọi hai đợt tăng 25 bps vào tháng 6 và tháng 7 và hai đợt nữa trước cuối năm. Ông lo ngại về nền kinh tế yếu và lạm phát đi sau mục tiêu 2%.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương LitvaGediminas Simkus, người có quan điểm hawkish hơn, cũng cho biết hôm thứ Hai rằng ông dự kiến ba lần cắt giảm trong năm 2024, với xác suất cao hơn 50% cho lần cắt giảm thứ tư. Các nhà hoạch định chính sách khác thận trọng hơn, đặc biệt là sau khi căng thẳng leo thang ở Trung Đông.
Centeno nói: "Trước cú sốc dầu mỏ đáng kể, tôi nghi ngờ mọi thứ khác sẽ phải nhường chỗ và điều chỉnh, do đó nó sẽ chống lại tác động lạm phát."
Bloomberg