EU: Đã đến lúc phải "khởi động lại" chính sách đối ngoại

EU: Đã đến lúc phải "khởi động lại" chính sách đối ngoại

Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

13:53 12/09/2024

Chính sách đối ngoại của EU đang "gặp rắc rối". Mỗi ngày, càng có thêm bằng chứng cho thấy EU đang dần tụt lại so với diễn biến trên thế giới, và thường xuyên bị coi là người ngoài cuộc trong các sự kiện này.

Một phần nguyên nhân dẫn tới điều này là do EU không có khả năng thích nghi mạnh mẽ. Chính sách đối ngoại của EU được thiết kế cho một thế giới hòa bình, nơi chủ nghĩa đa phương mạnh mẽ và các quy tắc cùng chuẩn mực toàn cầu được duy trì. Nhưng thế giới đó giờ đã không còn nữa. Chúng ta đang sống trong thời đại tranh chấp, nơi xung đột lãnh thổ gia tăng, Nga và Trung Quốc đang thúc đẩy việc chống lại phương Tây, và các thể chế quốc tế đang trong tình trạng khủng hoảng.

Tại nhiều nơi trên khắp thế giới, mọi người đang theo dõi sát sao những thăng trầm của chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ — họ biết những rủi ro gì có thể xảy ra, cả đối với họ và đối với thế giới. Tuy nhiên, điều này lại không giống với sự thay đổi sắp tới ở Brussels, khi Ursula von der Leyen bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai với tư cách là chủ tịch Ủy ban Châu Âu.

Vì vậy, EU cần phải thay đổi. Sự xuất hiện của một nhóm lãnh đạo mới mang đến cho EU cơ hội thay đổi cách thức tương tác với thế giới. Quá trình chuyển đổi là thời điểm những ý tưởng mới được hình thành, do đó, sau đây là một số điều EU cần cân nhắc.

Đầu tiên, EU nên xem xét lại cách thức hình thành quan hệ đối tác. Điều này bắt đầu bằng việc loại bỏ các khuôn khổ chính sách lỗi thời. EU phải loại bỏ Chính sách láng giềng của Châu Âu (ENP) và cách họ áp dụng điều này cho mọi trường hợp

Chỉ nhìn vào tên gọi, có thể thấy ENP đang quá chú trọng vào châu Âu. Thay vào đó, EU nên xây dựng quan hệ đối tác phù hợp với các nhu cầu cụ thể, ví dụ như một chính sách mới đối với khu vực Địa Trung Hải. Tuy nhiên, chỉ khi chính sách thay đổi thì EU mới có thể bắt đầu định hình các sự kiện thay vì chỉ bình luận và phàn nàn.

Tương tự như vậy, EU phải sáng suốt hơn về mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga. Bắc Kinh vẫn tiếp tục cung cấp cho Moscow các hàng hóa công nghệ cao cho chiến tranh giữa Nga và Ukraine. EU cần phải hiểu rõ mức độ ảnh hưởng của khối này đối với các lựa chọn của Trung Quốc trong vấn đề này. Điều này không có nghĩa là EU không thể hợp tác với Trung Quốc, nhưng cũng có nghĩa là yếu tố cạnh tranh sẽ là khởi đầu cho các mối quan hệ.

Thứ hai, EU cần thay đổi cách làm việc, và điều này nên bắt đầu từ cấp cao nhất. An ninh là yếu tố tối quan trọng ngày này: từ năng lượng, di cư, công nghệ, an ninh mạng tới quốc phòng, tất cả đều có liên quan, nhưng EU vẫn coi những điều này là riêng biệt. EU cần một "hội đồng bảo vệ châu Âu", bao gồm các nhà lãnh đạo có thể nhìn nhận toàn cảnh và có thể đưa ra quyết định chính sách. Ngày đầu tiên của mỗi hội nghị thượng đỉnh EU nên được dành riêng để giải quyết các vấn đề an ninh; không phải trong chế độ khủng hoảng như hiện nay, mà là để đưa ra định hướng. Đại diện cấp cao/phó chủ tịch nên đóng vai trò như các cố vấn an ninh quốc gia, tóm tắt cho các nhà lãnh đạo và trình bày các biện pháp thích hợp. EU cũng cần có cuộc họp thường kỳ của các cố vấn an ninh quốc gia, để các quan chức hiện đang chỉ tập trung vào quốc gia có thể "gánh vác" cả châu Âu.

Một lĩnh vực khác để thay đổi là cách EU đối phó với các cường quốc đang trỗi dậy. Ủy ban nên thành lập một tổng cục mới để xử lý mối quan hệ với các cường quốc mới nổi quan trọng. Để giành chiến thắng trong cuộc chiến này, EU cần một nhóm chuyên trách và một cách tiếp cận mới đối với các đối tác khác ngoài các nước đang phát triển hoặc các nước láng giềng.

Thứ ba, EU cần thay đổi cách hành động. EU nên chọn lọc hơn khi thành lập các phái bộ quân sự và dân sự mới. Hiện EU đang có quá nhiều phái bộ nhỏ và thiếu nhân sự; và họ thường khó có ảnh hưởng lớn tới toàn cục. Trong một thế giới mà các lợi ích an ninh cốt lõi của EU hiện đang bị đe dọa, EU nên tập trung hơn vào việc giải quyết các cuộc khủng hoảng trên và gần lục địa châu Âu.

Điều này đặc biệt quan trọng đối với chiến tranh giữa Nga và Ukraine. EU đã phá vỡ "điều cấm kỵ" khi hỗ trợ về mặt quân sự và quyết định bắt đầu các cuộc đàm phán gia nhập với Kyiv. Tuy nhiên, những ngày này, châu Âu dường như đang lùi bước, khi nguồn cung cấp phòng không và các thiết bị khác giảm bớt và sự không chắc chắn trong tương lai gia tăng.

Tuy nhiên, điều này sẽ không dẫn tới sự diệt vong. Châu Âu có thể và có mong muốn giúp Ukraine giành chiến thắng trên chiến trường. Một cách để thực hiện điều đó là thúc đẩy các nỗ lực huấn luyện quân sự ở Ukraine, đồng thời giữ binh lính gần tiền tuyến hơn.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Cú cắt giảm lãi suất lịch sử của Fed: Thị trường và những điểm đáng chú ý
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Cú cắt giảm lãi suất lịch sử của Fed: Thị trường và những điểm đáng chú ý

Fed đã gây sốc với quyết định cắt giảm lãi suất 50 bps. Mặc dù ban đầu thị trường phản ứng tích cực, nhưng sau đó, các chỉ số chứng khoán và giá vàng đều sụt giảm khi Chủ tịch Jerome Powell làm rõ rằng đây không phải là dấu hiệu của một chu kỳ cắt giảm lãi suất kéo dài.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ