EUR/JPY bị bán tháo đem đến tín hiệu gì cho thị trường?

EUR/JPY bị bán tháo đem đến tín hiệu gì cho thị trường?

11:03 11/08/2020

Tuần giao dịch mới bắt đầu với những mức tăng mới cho chứng khoán, nhưng đà tăng của cổ phiếu Mỹ đã không thể chuyển hóa thành sức mạnh cho tiền tệ.

Chỉ số Dow Jones thiết lập chuỗi tăng 7 ngày liên tiếp, nhưng hầu hết các cặp chéo với Yên Nhật (XXX/JPY), bao gồm USD/JPY, đã không thể tăng cao hơn. Trên thực tế USD/JPY được giao dịch ở mức 106.20 vào đầu phiên New York, nhưng sau đó đã không thể giữ giá trên 106.00 vào cuối ngày.

Việc bán tháo EUR/JPY nói riêng đã gửi 1 số tín hiệu thú vị về liên thị trường. Đầu tiên, nó cho chúng ta biết rằng các trader tiền tệ không lạc quan như các trader chứng khoán. Tỷ giá USD/JPY không thể tăng bất chấp báo cáo việc làm tốt hơn vào thứ Sáu và các sắc lệnh cuối tuần của Tổng thống Mỹ Donald Trump là một dấu hiệu cho thấy các nhà giao dịch ngoại hối vẫn nghĩ rằng sự phục hồi của Hoa Kỳ đang mất đà. Họ không đánh giá cao những nước đi mới nhất của Trump, bao gồm phân bổ lại quỹ FEMA để trả thêm tiền trợ cấp thất nghiệp và hoãn (không đình chỉ) các khoản thuế trên lương từ ngày 01/09. Nó cũng hàm ý rằng các FX trader cảm thấy phần còn lại của thế giới sẽ không tránh khỏi rắc rối về virus như ở Mỹ. Khả năng kiểm soát đại dịch của châu Âu đã mở đường cho tiềm năng phục hồi bền vững, nhưng sau khi EUR tăng giá đáng kể vào tháng 7, giới đầu tư bắt đầu chốt lời, thu hẹp đà tăng của đồng tiền này. Giờ đây họ lo lắng về những hiệu ứng lan tỏa từ các vấn đề của Mỹ và những rắc rối mà Mỹ gây ra cho phần còn lại của thế giới.

Giữa lệnh cấm TikTok của Trump và chuyến thăm của Bộ trưởng Y tế Hoa Kỳ tới Đài Loan, căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã nâng lên một tầm cao mới trong những tuần gần đây. Vào cuối tuần trước, Mỹ cũng đã trừng phạt 11 quan chức cấp cao ở Hong Kong, và sau đó Trung Quốc cũng đã đáp trả bằng lệnh trừng phạt 11 quan chức Mỹ, điều máy bay chiến đấu của họ bay qua giữa eo biển Đài Loan. Mặc dù hầu hết các động thái của 2 bên đều mang tính răn đe, nhưng không ai được hưởng lợi khi mối quan hệ của 2 nền kinh tế lớn xấu đi, đặc biệt là trong thời điểm kinh tế toàn cầu bấp bênh và 2 quốc gia đều đi đầu trong lĩnh vực phát triển vaccine. Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là mối quan hệ này rạn nứt sẽ ngăn cản các quốc gia phát triển chia sẻ kiến thức y tế với các quốc gia khác.

Tuy nhiên đà tăng liên tục của cổ phiếu Mỹ lại phản ánh niềm tin của thị trường rằng nền kinh tế Hoa Kỳ đang phục hồi trở lại và vaccine sẽ sớm được ra mắt. Số ca nhiễm mới giảm so với mức cao nhất tháng 7, với mức độ nghiêm trọng cải thiện đáng kể ở Florida và Texas. Mới hôm nay, Florida đã báo cáo số ca nhiễm virus mới thấp nhất kể từ tháng Sáu. Điều này khác xa so với New Zealand, nơi vừa báo cáo 100 ngày không có sự lây nhiễm trong cộng đồng. Nhưng đó là một quốc gia khác với sự lãnh đạo khác. Nếu số ca nhiễm virus tại Mỹ tăng đỉnh vào tháng trước, sự phục hồi của nước này có thể trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, mặc dù thời hạn để gói kích thích được thông qua là vào thứ Sáu rồi đã trôi qua, nhưng mọi thứ chỉ là vấn đề thời gian trước khi đạt được thỏa thuận, vì nếu nó không xảy ra thì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng.

Doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ, khảo sát ZEW của Đức, con số về thị trường lao động tại Úc, GDP quý 2 của vương quốc Anh và chính sách tiền tệ của RBNZ sẽ là tâm điểm tiếp theo. Quý 2 là một quý khó khăn đối với nhiều quốc gia và Anh cũng không phải là ngoại lệ. Theo PMI, thị trường lao động của Anh suy yếu trong tháng 7, trong khi thị trường lao động Úc cải thiện. Nền kinh tế Đức tiếp tục phục hồi, nhưng sẽ rất thú vị khi xem xét liệu tâm lý nhà đầu tư có bị ảnh hưởng bởi những rắc rối bên ngoài không. Doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ trong tháng 7 sẽ tăng và RBNZ có nhiều lý do để lạc quan hơn.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?

FOMC đã đáp ứng kỳ vọng của thị trường, nhưng các nhà đầu tư nên cẩn trọng với "món quà" này. Mặc dù nguy cơ lạm phát cao đang dịu bớt, rủi ro suy thoái bắt nguồn từ thị trường lao động lại đang gia tăng. Trong cả hai kịch bản, thị trường đang chuẩn bị cho một giai đoạn biến động mạnh kéo dài trong năm 2024.
Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động

Có thể thấu hiểu được tâm thế của các cơ quan quản lý ngân hàng khi họ đang dần lùi bước trước sức ép mạnh mẽ từ ngành tài chính. Họ đang dần từ bỏ nỗ lực yêu cầu những ngân hàng lớn nhất tăng cường vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của mình. Quả thật, trong suốt một năm rưỡi qua, chúng ta chưa chứng kiến bất kỳ biến cố tài chính đáng kể nào. Hơn nữa, các ngân hàng cũng liên tục khẳng định rằng họ đã có dư dả vốn để đối phó với mọi tình huống.
Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ