Evergrande phải thanh lý tài sản, Trung Quốc tiếp tục bị nhấn chìm trong "hố đen" bất động sản

Evergrande phải thanh lý tài sản, Trung Quốc tiếp tục bị nhấn chìm trong "hố đen" bất động sản

Nguyễn Mai Vinh

Nguyễn Mai Vinh

Junior Analyst

22:21 29/01/2024

Ngày 29/1, tòa án tại Đặc khu hành chính Hong Kong đã ra phán quyết giải thể tập đoàn bất động sản Evergrande Trung Quốc, một động thái đặt ra nhiều thách thức đối với thị trường tài chính của quốc gia này.

Evergrande hiện có tài sản trị giá khoảng 240 tỷ USD, nhưng tập đoàn này gánh khoản nợ tới hơn 300 tỷ USD. Năm 2021, Evergrande đã trở thành công ty bất động sản mắc nợ nhiều nhất thế giới và vụ vỡ nợ của tập đoàn này đã trở thành trường hợp điển hình về cuộc khủng hoảng tại thị trường bất động sản Trung Quốc. Tập đoàn này được định giá chỉ 275 triệu USD trước khi giao dịch cổ phiếu của họ bị tạm dừng.

Vụ việc của Evergrande cho đến nay là vụ sụp đổ lớn nhất trong cuộc khủng hoảng bất động sản của Trung Quốc. Quá trình thanh lý sẽ là một phép thử đối với khả năng pháp lý của các tòa án Hồng Kông ở Trung Quốc, nơi tập trung phần lớn tài sản của Evergrande.

Quá trình thanh lý tài sản sẽ được giới đầu tư toàn cầu theo dõi sát sao, những người đã rút hàng tỷ USD khỏi Trung Quốc một phần do lo ngại về một sân chơi không bình đẳng đối với vốn nước ngoài. Các nhà hoạch định chính sách có thể sẽ phải cân bằng các ưu tiên trong lúc củng cố niềm tin của nhà đầu tư, đồng thời đảm bảo những ngôi nhà chưa hoàn thiện được xây dựng và hệ thống tài chính vẫn có khả năng phục hồi trước những tai ương của ngành bất động sản.

Ông Lance Jiang, đối tác tại Ashurst LLP, cho biết: “Thị trường sẽ theo dõi sát sao những gì mà các nhân viên quản lý tài sản có thể làm sau khi được bổ nhiệm, đặc biệt là liệu họ có thể được công nhận bởi bất kỳ tòa án nào trong số 3 tòa án được chỉ định tại Trung Quốc theo Thỏa thuận năm 2021 về Hợp tác Xử lý Phá sản xuyên biên giới giữa đại lục và Hong Kong hay không”. “Nếu không được công nhận bởi bất kỳ tòa án nào được chỉ định tại Trung Quốc đại lục, quyền thực thi của các nhân viên quản lý tài sản đối với tài sản trong nước sẽ rất hạn chế”, ông nói thêm.

Mặc dù các tòa án Hồng Kông đã ban hành ít nhất 3 lệnh đóng cửa đối với các nhà phát triển Trung Quốc khác kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu vào năm 2021, nhưng không có lệnh nào sánh bằng Evergrande về độ phức tạp, quy mô tài sản và số lượng các bên liên quan. Cũng có một số dấu hiệu cho thấy việc thanh lý các công ty cùng ngành nhỏ hơn là Jiayuan International Group và Yango Justice International, một đơn vị của Yango Group, đang tiến triển rất nhanh.

Thủ tục phá sản tại Hồng Kông ít được công nhận ở Trung Quốc. Điều đó đặt ra hoài nghi về khoản bồi thường 17 tỷ USD trái phiếu trong kế hoạch tái cơ cấu của Evergrande.

Theo Bloomberg, lợi suất trái phiếu bằng USD của Evergrande được giao dịch ở mức gần 1.5% tính đến thứ sáu (26/01), phản ánh sự bi quan của thị trường về khả năng trả nợ của công ty.

Trong một phiên điều trần khác vào chiều thứ Hai (29/1), thẩm phán Linda Chan đã chỉ định Alvarez & Marsal – một trong những công ty tư vấn tái cơ cấu lớn nhất, từng có các vụ kiện trước đây bao gồm Lehman Brothers Holdings – là công ty thanh lý giám sát quá trình này.

Thẩm phán đã chỉ định Eddie Middleton và Tiffany Wong, các giám đốc điều hành của Alvarez & Marsal, cùng giám sát vụ việc.

CEO Evergrande, Shawn Siu cho biết: “Công ty đã nỗ lực hết sức nhưng có lẽ chưa đủ. Evergrande sẽ đảm bảo việc bàn giao nhà và duy trì vận hành diễn ra bình thường".

Đơn xin giải thể được đệ trình vào tháng 6/2022 bởi Top Shine Global Limited của Intershore Consult (Samoa), một nhà đầu tư chiến lược trên nền tảng bán hàng trực tuyến của Evergrande. Kế hoạch tái cơ cấu nợ của Evergrande vào tháng 3 cũng bao gồm các khoản nợ nước ngoài trị giá 14.7 tỷ USD.

Thẩm phán Linda Chan cho biết trong phán quyết của mình: “Công ty đã không đưa ra được bằng chứng hữu ích nào để tòa án hoãn đơn khởi kiện”. “Không có một đề xuất tái cơ cấu nợ nào, chứ đừng nói đến một đề xuất khả thi nhận được sự ủng hộ của đa số chủ nợ”.

Bất kỳ người thanh lý nào do tòa án chỉ định đều có thể phải đối mặt với một quá trình phức tạp. Hầu hết các dự án của Evergrande đều do các đơn vị địa phương vận hành, điều này có thể gây khó khăn cho các nhà thanh lý nước ngoài. Theo hồ sơ tòa án, hơn 90% tài sản của công ty nằm ở Trung Quốc đại lục.

Quá trình tố tụng có nguy cơ trở nên phức tạp hơn nữa khi nhà sáng lập công ty, Chủ tịch Hui Ka Yan đang bị điều tra vì “nghi ngờ phạm tội”.

Evergrande, từng là gã khổng lồ thống trị thị trường bất động sản Trung Quốc trong một thập kỷ, vụ vỡ nợ trái phiếu bằng USD lần đầu tiên vào tháng 12/2021 đã gây ra cú sốc chấn động trên khắp thị trường Trung Quốc. Country Garden, cũng từng là một trong những tập đoàn bất động sản hàng đầu, hiện trở thành tâm điểm của các chủ nợ sau khi vỡ nợ vào tháng 10.

Mặc dù Evergrande không đạt được thỏa thuận với các chủ nợ nhưng vẫn còn một tia hy vọng cho nhà đầu tư với thỏa thuận tái cơ cấu của Sunac China Holdings vào tháng 11. Bắc Kinh đang dốc hết sức ngăn chặn cuộc khủng hoảng, tung ra nhiều biện pháp hơn bao giờ hết để phục hồi doanh số bán nhà và cung cấp thanh khoản cho các nhà phát triển đang mắc nợ.

Jenny Zeng, giám đốc đầu tư mảng trái phiếu châu Á tại Allianz Global Investor, cho biết: “Thị trường nên tập trung vào những công ty đã vượt qua chu kỳ tín dụng tồi tệ nhất từ ​​trước đến nay”. “Sức ảnh hưởng của Evergrande trên thị trường hàng hóa hay thị trường cổ phiếu đều không đáng kể”.

Evergrande đã đề xuất kế hoạch tái cấu trúc lần cuối vào tháng 1 và mong muốn trình bày các điều khoản mới vào tháng 3. Tuy nhiên, nỗ lực này đã không thể kéo dài thêm thời gian cho Evergrande.

Thị trường bất động sản tiếp tục trượt dốc ngay cả khi Trung Quốc đưa ra một loạt biện pháp mới nhằm ngăn chặn giá sụt giảm và nhu cầu trì trệ. Chỉ số đánh giá của Bloomberg về các nhà phát triển Trung Quốc đã giảm 59% trong năm qua.

Gary Ng, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Natixis SA, nhận định: "Tác động kinh tế vĩ mô có thể sẽ hạn chế vì bản thân việc thanh lý khó có thể gây thêm áp lực lên lĩnh vực bất động sản vốn đã kiệt quệ. Tuy nhiên, nó sẽ khiến tâm lý thị trường xấu đi khi nhà đầu tư lo ngại về hiệu ứng dây chuyền đối với các trường hợp đang chờ xử lý khác".

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ