Fed dự kiến cắt giảm tốc độ tăng lãi suất tháng 12 trong bối cảnh hy vọng hạ cánh mềm

Fed dự kiến cắt giảm tốc độ tăng lãi suất tháng 12 trong bối cảnh hy vọng hạ cánh mềm

09:41 01/12/2022

Chủ tịch Jerome Powell củng cố kỳ vọng rằng Fed sẽ giảm tốc độ thắt chặt vào tháng 12 và đưa ra kịch bản kiềm chế lạm phát mà không khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái

Lãi suất sẽ tăng cao đến mức nào và các nhà hoạch định chính sách sẽ giữ nguyên bao lâu tùy thuộc vào dữ liệu của nền kinh tế trong bối cảnh NHTW đang chống lại lạm phát cao nhất trong 40 năm. Nhưng ông Powell, trong một bài phát biểu hôm thứ Tư, đã cho thấy sự lạc quan rằng áp lực giá sẽ chậm lại, khiến chứng khoán Mỹ phục hồi khiến giới đầu tư vui mừng vì thông điệp từ Chủ tịch Fed đã không còn hawkish.

Quan điểm của ông, khi các quan chức Fed chuẩn bị bước vào giai đoạn tạm ngừng hoạt động trước cuộc họp ngày 13-14/12, khiến thị trường kỳ vọng mạnh mẽ rằng Fed sẽ giảm mức tăng lãi suất xuống 50 điểm cơ bản sau bốn động thái 75 điểm cơ bản liên tiếp.

Derek Tang, một nhà kinh tế tại LH Meyer ở Washington, cho biết: “Chủ tịch Powell đã cố gắng cân bằng giữa việc báo hiệu một bước ngoặt có thể xảy ra và việc không quá khuyến khích khẩu vị rủi ro. Mục tiêu chính của ông ấy là đưa ra thông điệp sẽ không nới lỏng chính sách tiền tệ vào năm 2023. Tâm lý thị trường được cải thiện vì chiến lược giữ nguyên lãi suất lâu hơn có nghĩa là không tăng lên quá nhiều nữa”.

Các quyết định của Fed - động thái mạnh mẽ nhất kể từ những năm 1980 - đã nâng phạm vi lãi suất lên 3.75% - 4% từ mức gần bằng 0 vào tháng 3. Powell cho biết lãi suất có khả năng “cao hơn một chút” so với ước tính tháng 9 của các quan chức Fed là 4.6% trong năm tới. Những dự đoán đó sẽ được cập nhật tại cuộc họp tháng 12.

“Thời điểm để điều chỉnh tốc độ tăng lãi suất có thể là ngay sau cuộc họp tháng 12,” ông Powell phát biểu tại Viện Brookings ở Washington. “Thời điểm đó ít quan trọng hơn nhiều so với việc chúng ta sẽ cần tăng lãi suất lên bao nhiêu để kiểm soát lạm phát và khoảng thời gian cần thiết để duy trì lãi suất ở mức hạn chế.”

Chủ tịch Powell lưu ý rằng giá hàng hóa đã giảm và lạm phát cũng đang hạ nhiệt theo một số thước đo. Mặt khác, chi phí dịch vụ vẫn là một thách thức. “Sẽ cần nhiều bằng chứng hơn về việc lạm phát đang thực sự giảm. Sự biến động của lạm phát trong tương lai là không chắc chắn.”

Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết: “Việc điều chỉnh tốc độ tăng lãi suất khi tiến gần đến mức đủ hạn chế để giảm lạm phát là hợp lý”.

Ông nói, dữ liệu kinh tế đã cho thấy “dấu hiệu” về nhu cầu lao động giảm. Nhưng vẫn chưa đủ, và nhận xét của ông ngụ ý rằng Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất cho đến khi ba điều kiện - giá cả hàng hóa giảm, lạm phát thấp hơn và nhu cầu lao động hạ nhiệt - được đáp ứng rõ ràng.

Khi được hỏi liệu Fed có thể giảm lạm phát mà không khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái nghiêm trọng hay không, Powell rất lạc quan cho biết rằng Fed có thể làm được như vậy.

“Tôi tin rằng có một khả năng dẫn đến hạ cánh mềm,” Powell nói, định nghĩa đó là tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ mà không có suy thoái nghiêm trọng.

“Viễn cảnh đó là: thị trường lao động hạ nhiệt, lạm phát hàng hóa và dịch vụ nhà ở giảm,” ông nói. “Và thị trường đã thấy dấu hiệu lạm phát bắt đầu giảm. Tôi nghĩ điều đó rất hợp lý.”

Giới đầu tư đã tiếp nhận thông điệp bằng cách giảm kỳ vọng về mức lãi suất đạt đỉnh vào năm tới xuống dưới 5% một chút, từ mức trên 5% trước khi Powell phát biểu.

Aneta Markowska, nhà kinh tế trưởng tại Jefferies, cho biết: “Tôi nghĩ hôm nay đã có một số lo ngại rằng Chủ tịch Powell có thể định hướng mức lãi suất dài hạn thậm chí còn cao hơn. Nhưng ông ấy đã không làm thế.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Với Powell, việc cắt giảm lần đầu luôn dễ dàng; nhưng giờ đây, thử thách thực sự mới bắt đầu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Với Powell, việc cắt giảm lần đầu luôn dễ dàng; nhưng giờ đây, thử thách thực sự mới bắt đầu

Fed đã cắt giảm lãi suất 50 bps, nhưng điều này gây hoài nghi về sức mạnh của nền kinh tế Mỹ, khi nhiều chỉ số vẫn tích cực. Sự quan tâm của Nhà Trắng đối với tình hình Trung Đông gia tăng, trong khi có nguy cơ đình công tại các cảng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ vào thời điểm quan trọng. Cùng lúc, chính trị có thể tác động đến các quyết định của Fed, khiến tình hình trở nên phức tạp hơn trước cuộc bầu cử sắp tới.
Thị trường dầu mỏ: Dấu hiệu phục hồi chữ V sau cú sốc lãi suất
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường dầu mỏ: Dấu hiệu phục hồi chữ V sau cú sốc lãi suất

Thị trường dầu mỏ đang chứng kiến sự hình thành đáy chữ V sau khi Fed thực hiện đợt cắt giảm lãi suất quyết liệt. Động thái này buộc một số quỹ phòng hộ phải từ bỏ lập trường bearish về dầu. Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh báo cáo mới nhất từ JODI cho thấy nhu cầu dầu toàn cầu đạt mức kỷ lục, trong khi tồn kho toàn cầu suy giảm.
Fed tung đòn mạnh: Hạ lãi suất và hạ kỳ vọng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed tung đòn mạnh: Hạ lãi suất và hạ kỳ vọng

Fed đã quyết định cắt giảm lãi suất quỹ liên bang 50 bps, một động thái phù hợp với kỳ vọng thị trường (xác suất của kịch bản này vượt 67% vào đầu tuần). Quyết định này khiến 104 trong số 113 chuyên gia được khảo sát bởi các hãng truyền thông tài chính hàng đầu bất ngờ. Do thị trường chưa hoàn toàn định giá mức cắt giảm mạnh mẽ này, chúng ta đã chứng kiến phản ứng thị trường dữ dội. Động thái này không chỉ phản ánh cách tiếp cận chính sách tiền tệ mới của Fed mà còn có thể dẫn đến một đợt điều chỉnh thị trường kéo dài, tiềm ẩn khả năng xáo trộn cục diện đối với USD.
Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?

FOMC đã đáp ứng kỳ vọng của thị trường, nhưng các nhà đầu tư nên cẩn trọng với "món quà" này. Mặc dù nguy cơ lạm phát cao đang dịu bớt, rủi ro suy thoái bắt nguồn từ thị trường lao động lại đang gia tăng. Trong cả hai kịch bản, thị trường đang chuẩn bị cho một giai đoạn biến động mạnh kéo dài trong năm 2024.
Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động

Có thể thấu hiểu được tâm thế của các cơ quan quản lý ngân hàng khi họ đang dần lùi bước trước sức ép mạnh mẽ từ ngành tài chính. Họ đang dần từ bỏ nỗ lực yêu cầu những ngân hàng lớn nhất tăng cường vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của mình. Quả thật, trong suốt một năm rưỡi qua, chúng ta chưa chứng kiến bất kỳ biến cố tài chính đáng kể nào. Hơn nữa, các ngân hàng cũng liên tục khẳng định rằng họ đã có dư dả vốn để đối phó với mọi tình huống.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ