Fed không còn là nỗi lo khi các khoản mua lại cổ phiếu tăng vọt lên mức kỷ lục

Fed không còn là nỗi lo khi các khoản mua lại cổ phiếu tăng vọt lên mức kỷ lục

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

09:38 22/02/2023

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đổ xô mua lại cổ phiếu nhằm tăng giá trị thị trường.

Fed không còn là nỗi lo khi các khoản mua lại cổ phiếu tăng vọt lên mức kỷ lục
Fed không còn là nỗi lo khi các khoản mua lại cổ phiếu tăng vọt lên mức kỷ lục

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang ngày càng dựa vào hoạt động mua lại cổ phiếu nhằm tăng giá trị thị trường, khi chính sách thắt chặt tham vọng nhất của Fed trong nhiều thập kỷ khiến giới đầu tư không còn mấy mặn mà đối với cổ phiếu.

Theo ước tính của Howard Silverblatt tại S&P Dow Jones Indices, các công ty trong S&P 500 đã mua lại ít nhất 936 tỷ USD cổ phiếu vào năm 2022, gấp 1.6 lần so với 565 tỷ USD mà họ trả dưới dạng cổ tức. Đó là khoản mua lại mang giá trị cao nhất kể từ đầu thiên niên kỷ.

Trên thực tế, mỗi đô la được trả dưới dạng cổ tức sẽ tương ứng với 1.66 đô la khi mua lại cổ phần. Tỷ lệ đó chạm mức cao nhất là 2.39 vào năm 2007 trước khủng hoảng tài chính. Hoạt động mua lại cổ phiếu đã tăng đáng kinh ngạc - 72% kể từ cuối năm 2020, so với tốc độ tăng trưởng 20% của cổ tức. Nguyên nhân đến từ việc ban điều hành các doanh nghiệp đã quyết định hỗ trợ giá trị cổ phiếu khi chứng khoán bị ảnh hưởng do Fed tăng lãi suất thêm tổng cộng 450 điểm cơ bản trong chu kỳ này.

Nếu không có hoạt động mua lại, S&P 500 - vốn đã giảm hơn 19% vào năm ngoái - có lẽ sẽ còn giảm sâu hơn nữa. Trên thực tế, người ta cho rằng hoạt động mua lại đã là nguồn cầu vốn chủ sở hữu lớn nhất của Hoa Kỳ trong vài năm nay.

Các hoạt động mua lại trong năm nay có còn mạnh như năm trước hay không sẽ là một câu hỏi khó trả lời do Mỹ áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt 1% đối với giá trị mua lại của công ty từ ngày 1 tháng 1. Cũng có những dấu hiệu cho thấy Fed có thể phải tăng lãi suất cơ bản lên tới 6% nếu nền kinh tế tiếp tục phục hồi như được bây giờ, được thể hiện qua sự sụt giảm trong tỷ lệ thất nghiệp và sự gia tăng doanh số bán lẻ gần đây.

Warren Buffett thường lên tiếng ủng hộ việc mua lại, nhận xét rằng đó có lẽ là cách sử dụng tiền mặt tốt nhất “khi cổ phiếu có thể được mua dưới giá trị kinh doanh của nó”. Tuy nhiên, khi tính tổng giá trị vốn hóa thị trường với nhóm Wilshire 5000 của chứng khoán Hoa Kỳ, đem so với tổng sản phẩm quốc nội của nước này thì nó vẫn khá cao ở mức 159%. Do vậy, có thể không chắc chắn khi cho rằng toàn bộ cổ phiếu bị định giá thấp.

Cổ tức có thể là một hình thức chi trả vượt trội cho các cổ đông đang tìm cách tối đa hóa lợi nhuận trên vốn, điều này cũng sẽ đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ.

Hoạt động mua lại nhiệt tình vào năm ngoái cho thấy rằng khi thị trường cổ phiếu gặp khó khăn, các giám đốc điều hành sẽ lao vào giải cứu vốn hóa thị trường đang lao dốc. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên lưu ý rằng khả năng các doanh nghiệp Mỹ dùng tiền mặt đỡ giá cổ phiếu không phải là vô tận, đặc biệt là nếu lãi suất tiếp tục tăng cao hơn.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thách thức mới cho chính quyền Trump: Lạm phát có nguy cơ tăng trở lại
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Thách thức mới cho chính quyền Trump: Lạm phát có nguy cơ tăng trở lại

Báo cáo việc làm mới nhất cho thấy tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 4.1%, khiến lo ngại lạm phát gia tăng. Các chính sách kinh tế của Trump, như áp thuế và trục xuất, có thể gây ra nhiều bất ổn, làm tăng rủi ro lạm phát và áp lực nợ công, đòi hỏi sự thận trọng từ chính quyền mới.
Nội bộ của chính quyền Donald Trump đang "lục đục"?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nội bộ của chính quyền Donald Trump đang "lục đục"?

Liên minh chính trị giữa Donald Trump, Elon Musk và phong trào Maga đang đối mặt với rạn nứt sâu sắc xung quanh vấn đề thị thực H-1B. Trong khi Thung lũng Silicon ủng hộ loại thị thực này để thu hút nhân tài quốc tế, nhóm Maga lại phản đối kịch liệt vì lo ngại ảnh hưởng đến lao động Mỹ.
Donald Trump và đội ngũ tỷ phú: Bước đột phá hay hỗn loạn chờ đón?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Donald Trump và đội ngũ tỷ phú: Bước đột phá hay hỗn loạn chờ đón?

Đội ngũ nhân sự hàng đầu của Donald Trump nhiệm kỳ mới đang thu hút sự chú ý với những gương mặt nổi bật từ giới tài chính và công nghệ. Trump mang đến những cá nhân giàu ảnh hưởng, từ Elon Musk với tham vọng cải cách chính phủ, đến các nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực tiền điện tử. Tuy nhiên, sự xuất hiện của những lợi ích đan xen giữa kinh doanh và chính trị đang đặt ra câu hỏi: Liệu đây sẽ là khởi đầu của một kỷ nguyên cải cách mạnh mẽ, hay chỉ là tiền đề cho những xung đột và bất ổn?
Châu Á có thể sẽ phải trải qua năm 2025 đầy sóng gió và bất ổn
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Châu Á có thể sẽ phải trải qua năm 2025 đầy sóng gió và bất ổn

Năm 2025 dự báo sẽ là một năm đầy biến động tại Châu Á, với căng thẳng leo thang giữa các siêu cường, những mâu thuẫn dai dẳng ở Đài Loan và Biển Đông, cùng mối đe dọa ngày càng lớn từ Triều Tiên. Trong bối cảnh đó, sự can thiệp của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiệm kỳ hai sẽ là yếu tố then chốt, khi chính sách đối ngoại của ông có thể định hình toàn bộ cục diện chính trị khu vực. Liệu Châu Á có thể vượt qua những bất ổn này, hay sẽ đối mặt với những thách thức lớn hơn trên con đường phát triển?
Cơ hội vàng từ Trump: Trung Quốc liệu có cơ hội chuyển mình?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Cơ hội vàng từ Trump: Trung Quốc liệu có cơ hội chuyển mình?

Sự trở lại của Donald Trump có thể mang đến một khoảng trống trong vai trò lãnh đạo toàn cầu, nhưng liệu Trung Quốc có đủ khả năng và uy tín để tận dụng cơ hội này? Với những bài học từ nhiệm kỳ trước, Bắc Kinh đứng trước một thách thức lớn khi phải đối mặt với sự hoài nghi từ các đồng minh của Mỹ và các vấn đề nội tại từ kinh tế đến ngoại giao. Liệu đây có phải là thời điểm Trung Quốc bước lên sân khấu quốc tế hay tiếp tục đi vào lối mòn của sự lãng phí cơ hội?
Trump có thể "tùy tiện" áp thuế quan không?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trump có thể "tùy tiện" áp thuế quan không?

Tổng thống Mỹ đã dần nắm quyền lực lớn hơn trong chính sách thương mại, một lĩnh vực vốn được quy định trong Hiến pháp là quyền của Quốc hội. Donald Trump, khi trở lại Nhà Trắng vào năm 2025, có thể tận dụng quyền lực này để áp thuế quan mạnh mẽ lên các đối tác thương mại lớn như Mexico, Canada và Trung Quốc. Tuy nhiên, mặc dù có thể hành động hợp pháp, ông sẽ đối mặt với nhiều thử thách pháp lý và phản ứng từ công chúng, nhất là khi những quyết định này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị hàng hóa và cuộc sống của người dân Mỹ.
Trump liệu có thể trở thành anh hùng ‘’cứu rỗi’’ Ukraine?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trump liệu có thể trở thành anh hùng ‘’cứu rỗi’’ Ukraine?

Từ lâu, người ta thường nói rằng người lính sẽ dành phần lớn thời gian để chờ đợi, chỉ thỉnh thoảng mới có những khoảnh khắc hành động ngắn ngủi. Điều này cũng tương tự với ngoại giao. Trong suốt một năm qua, các bên tham gia chiến tranh ở Ukraine đã chờ đợi kết quả bầu cử ở Mỹ. Chiến thắng lớn của Donald Trump đã chấm dứt sự chờ đợi đó và liệu rằng đây có thể là chìa khóa để kết thúc cuộc chiến ở Ukraine?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ