Fed sẽ phản ứng ra sao trước cú sốc lạm phát do nguồn cung hàng hóa?
Nguyễn Tuấn Đạt
Junior Analyst
Số liệu việc làm phi nông nghiệp của Hoa Kỳ đã dập tắt hy vọng cuối cùng về đợt cắt giảm lãi suất tháng 3 vào thứ Sáu sau khi công bố mức gần gấp đôi ước tính
Số liệu việc làm đã tăng 353,000 trong tháng 1 so với mức tăng dự kiến là 185,000, số liệu tháng 12 cũng được điều chỉnh lên mức 117,000. Ngay cả những người lạc quan nhất cũng đánh giá con số này sẽ đạt 53,000 biên chế mới. Thu nhập trung bình mỗi giờ cũng vượt kỳ vọng ở mức 0.6% hàng tháng, tăng 4.5% so với cùng kỳ năm trước.
Số liệu việc làm dường như xác nhận tín hiệu của báo cáo JOLTS mạnh mẽ hơn dự kiến vào đầu tuần, cho thấy cơ hội việc làm vượt quá dự đoán của thị trường khoảng 275,000 biên chế. Dữ liệu sản xuất ISM cũng cho kết quả tốt hơn dự kiến và hiện đang trên đà thoát ra khỏi sự suy thoái lần đầu tiên kể từ tháng 10 năm 2022. Điều đó rất thú vị trong bối cảnh chỉ số dịch vụ vẫn tăng ổn định kể từ khi đạt mức cao lịch sử hậu đại dịch.
Cục Thống kê Lao động đã điều chỉnh giảm mức tăng việc làm ban đầu trong các bản công bố dữ liệu trong suốt năm 2023. Trong 11 tháng của năm 2023, số liệu tăng trưởng việc làm từ báo cáo ban đầu được điều chỉnh thấp hơn. Điều này có nghĩa là tổng mức tăng trưởng việc làm không giống như con số được đề xuất theo cách cộng những thay đổi hàng tháng lại với nhau.
Số giờ làm việc hàng tuần có xu hướng giảm dần kể từ đầu năm 2021, giảm mạnh vào cuối năm ngoái khi số lượng mất việc đã tăng hơn 30% trong 12 tháng qua. Thước đo về tình trạng thất nghiệp tiếp tục có xu hướng cao hơn khi tốc độ tăng trưởng ở các vị trí full-time kém xa so với công việc part-time. Trên thực tế, Khảo sát Hộ gia đình cho thấy số việc làm full-time thực tế đã giảm 63,000 trong tháng 1, đánh dấu tháng giảm thứ tư liên tiếp.
Điều này là dễ hiểu, bởi vì chủ đề đang được quan tâm là thời điểm và mức độ cắt giảm lãi suất. Bản thân Powell đang nói rằng dữ liệu lạm phát không cần phải tốt hơn mà chỉ cần bền vững hơn. Trong một cuộc phỏng vấn với 60 Minutes cuối tuần qua, Powell đã nhắc lại quan điểm của mình rằng việc cắt giảm tháng 3 gần như là không khả thi, chắc chắn Fed sẽ cắt giảm lãi suất, chỉ là vấn đề khi nào. Vậy, sẽ là tháng Năm, hay sẽ là tháng Sáu?
Bên cạnh những dự đoán cắt giảm lãi suất, Powell nhận thức được rằng rủi ro lạm phát tăng cao vẫn còn. Thị trường lao động mạnh mẽ là một rủi ro nhưng không phải là duy nhất. Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ tại Hạ viện tuần trước đã cùng cắt giảm 78 tỷ USD thuế cho các doanh nghiệp và gia đình trong bối cảnh thâm hụt ngân sách hiện ở mức 6.5% GDP.
Với phần lớn tiến bộ về lạm phát là nhờ giảm phát trong hàng hóa giao dịch quốc tế, có một rủi ro đáng kể là giá cước vận chuyển cao hơn và sự gián đoạn trong thương mại làm chậm lại một số công việc. Điều này xảy ra sau các cuộc tấn công trả đũa ở Syria và Iraq cuối tuần qua, khiến nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh khu vực rộng lớn hơn có thể kéo theo thị trường năng lượng.
Điều này đặt ra nhiều câu hỏi về cách thức phản ứng của các nhà hoạch định chính sách. Fed sẽ nhìn nhận một cú sốc lạm phát hàng hóa do nguồn cung khác như thế nào? Liệu họ có duy trì chính sách lâu dài của mình là xem xét cú sốc đó chỉ là tạm thời, hay những nhận xét của Powell từ tháng 11 sẽ được coi là một sự thay đổi chính sách, ám chỉ tỷ lệ lãi suất cấu trúc cao hơn trong một thế giới có những cú sốc dai dẳng? Tại sao Fed không xem xét những cú sốc cung tích cực như giảm phát công nghiệp ở Trung Quốc, Nhật Bản và Đức?
Như mọi khi, có rất nhiều vấn đề cần bàn luận, nhưng chúng tôi yên tâm rằng việc cắt giảm lãi suất sắp diễn ra và chỉ còn phải xem khi nào và bao nhiêu. Powell dự đoán ba lần cắt giảm, thị trường lại nghĩ rằng gấp đôi. Hãy hy vọng rằng không có cú sốc cung nào có thể biến ba lần cắt giảm đó thành con số không.
Zerohedge