FSB kêu gọi tăng tốc cải cách thị trường tiền tệ
Đoàn Phương Thảo
Junior Analyst
Hội đồng Ổn định Tài chính (FSB) đang kêu gọi các cơ quan chức năng tăng cường các biện pháp nhằm ngăn chặn khủng hoảng thanh khoản xảy ra với các quỹ thị trường tiền tệ.
Khó khăn thanh khoản tiếp tục là điểm yếu lớn nhất đối với các quỹ thị trường tiền tệ trên toàn cầu. FSB cho rằng các cơ quan quản lý nên xem xét liệu các quy định, chẳng hạn như yêu cầu thanh khoản tối thiểu, có cần được cải thiện hay không.
Theo FSB, các quỹ thị trường tiền tệ, vốn được coi là một khoản đầu tư có rủi ro thấp, dễ tiếp cận, vẫn dễ bị rút vốn đột ngột. Khả năng các quỹ thị trường tiền tệ “bị buộc phải đình chỉ và ngừng cung cấp các yêu cầu mua lại có thể dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực ảnh hưởng tới toàn hệ thống tài chính cũng như nền kinh tế”.
Điều này có thể dễ dàng nhận thấy trong giai đoạn đầu của đại dịch năm 2020, khi các nhà đầu tư đổ xô rút tiền từ các quỹ thị trường tiền tệ. Các nhà quản lý đã chọn bán những tài sản có tính thanh khoản kém hơn như nắm giữ thương phiếu có kỳ hạn dài hơn, gây ra dòng cung tràn vào khiến ngân hàng gần như không thể phát hành trái phiếu ngắn hạn mới. Căng thẳng đã giảm bớt khi Fed can thiệp bằng các biện pháp bơm tiền cho thị trường.
FSB nhận thấy kể từ khi công bố đề xuất chính sách vào năm 2021, chỉ có một số quốc gia bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Thụy Sĩ và Trung Quốc thực hiện các chính sách nhằm giải quyết nguy cơ khủng hoảng thanh khoản. Vào tháng 7, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ đã phê duyệt các quy định buộc các nhà đầu tư vào các quỹ thị trường tiền tệ – có xu hướng đầu tư vào các tài sản có rủi ro cao hơn – phải rút tiền mặt trong thời kỳ hỗn loạn. Các quỹ phải tuân thủ chính sách mới trước ngày 2 tháng 10 năm 2024.
Theo dữ liệu của Viện Công ty Đầu tư, có khoảng 6 nghìn tỷ USD được các quỹ thị trường tiền tệ của Hoa Kỳ nắm giữ, gần bằng mức cao nhất mọi thời đại là 6.02 nghìn tỷ USD đạt được vào đầu tháng.
Riêng trong báo cáo, FSB nhấn mạnh rủi ro rằng nguồn tài trợ xuyên biên giới ở châu Âu có thể gây ra ảnh hưởng lan rộng đồng thời kêu gọi các nhà hoạch định chính sách giải quyết những rủi ro đó. FSB cũng cho biết họ đang giám sát các biện pháp được các quốc gia áp dụng nhằm đáp ứng các khuyến nghị năm 2021 về cách tăng cường phục hồi của các quỹ thị trường tiền tệ. Tuy nhiên, tiến độ cho đến nay vẫn chưa đồng đều.
Bloomberge