George Soros: EU có thể gây sức ép lên Nga về vấn đề khí đốt

George Soros: EU có thể gây sức ép lên Nga về vấn đề khí đốt

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

12:56 27/05/2022

Theo nhà đầu tư tỷ phú George Soros, vị thế của ông Putin không tốt như ông giả tưởng, và EU có thể tận dụng để gây sức ép.

Trong một bức thư gửi tới thủ tướng Ý Mario Draghi, ông Soros nói rằng Putin đang “tống tiền châu Âu” bằng việc hạn chế nguồn cung khí đốt.

“Đó là điều ông đã làm lần trước. Ông ta bỏ khí đốt trong khi thay vì cung cấp cho châu Âu. Điều này làm khan cung, nâng giá và đem lại cho Nga nhiều tiền, nhưng vị thế của ông Putin ông mạnh như ông nghĩ.”

Nga gần đây đã cắt nguồn cung khí đốt sang Phần Lan với lý do nước này không thanh toán bằng đồng Rúp. Động thái này đến từ việc phía Phần Lan đệ đơn gia nhập NATO.

Bulgaria và Ba Lan cũng đã bị cắt nguồn cung vài tuần trước. Sau khi tấn công Ukraine, Nga tuyên bố rằng các quốc gia “không thân thiện” sẽ phải thanh toán khí đốt bằng đồng Rúp - một chính sách phía Nga dùng để trợ giá đồng tiền nội địa.

Tuy nhiên, Soros cho rằng EU cũng có thể gây sức ép lên Putin.

Nga cung cấp 40% nhu cầu khí đốt của EU, nên khối rất khó để nghỉ mua khí đốt của Nga ngay lập tức.

“Các kho chứa khí đốt của Nga sẽ đầy trong tháng Bảy. Châu Âu là thị trường duy nhất của nước này. Nếu Putin không bán dầu cho châu Âu, ông sẽ phải đóng cửa các nhà máy khai thác vùng Siberia với khoảng 12,000 giếng khoan. Đóng cửa cũng cần thời gian, và một khi đã đóng cửa thì tái kích hoạt lại cũng rất khó khăn vì các thiết bị khai thác đều đã cũ.”

Ông nói thêm rằng châu Âu cần "chuẩn bị cấp thiết" trước khi bắt đầu bước vào bàn đàm phán. “Không có nó, việc cắt cung bất ngờ như vậy sẽ gây nhiều khó khăn. Ngoài ra, ông gợi ý “châu Âu nên đánh thuế mạnh lên khí đốt nhập khẩu để giá thành đầu ra không giảm.”

Leon Izbicki, chuyên viên tại Energy Aspects, đồng ý rằng dự trữ khí đốt của Nga sắp đầy.

“Nga bước vào mùa đông năm ngoái với trữ khí đốt kỷ lục, khoảng 72.6 tỷ mét khối và kỳ vọng dự trữ ngầm cho năm 2022 sẽ tăng lên 72.7 tỷ mét khối. Dù chúng tôi không biết được dự trữ ngầm của Nga lớn thế nào, có vẻ như Nga đã đạt được mục tiêu từ mùa hè.”

Ông nói thêm rằng Nga không thể linh hoạt với trữ khí đốt và không có khả năng điều hướng khí đốt từ châu Âu sang các khu vực khác như châu Á, do không có đường ống.

Trong khi đó, châu Âu lại đang chật vật tìm nguồn cung thay thế Nga. EU và Mỹ đã ký hợp đồng vào tháng Ba để đảm bảo rằng khu vực này sẽ nhận ít nhất 15 tỷ mét khối khí đốt hóa lỏng năm nay.

Điều này, cùng với việc nguồn cung bị cắt tại Ba Lan, Bulgaria và Phần Lan và cấm vận quốc tế, đồng nghĩa với việc Nga sẽ bán ít khí đốt hơn cho châu Âu.

“Chúng tôi dự báo dòng khí đốt sang châu Âu sẽ giảm xuống 98 tỷ mét khối trong năm nay, giảm tương đối so với mức 141 tỷ của năm ngoái,” Izbicki nói thêm.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ