Giá lúa mì được dự báo sẽ sớm bật tăng trở lại bất chấp đà giảm mạnh gần đây

Giá lúa mì được dự báo sẽ sớm bật tăng trở lại bất chấp đà giảm mạnh gần đây

09:50 06/01/2022

Giá lúa mì kỳ hạn giao dịch trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) đã có một tuần cuối năm giảm điểm mạnh. Tính đến hết tuần trước, giá lúa mì giao tháng 2 năm 2022 đã giảm gần 14% tính từ mức đỉnh được thiết lập gần nhất là 874.6 cent/giạ.

giá lúa mì tăng cao
giá lúa mì tăng cao

Giá lúa mì kỳ hạn giao dịch trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) đã có một tuần cuối năm giảm điểm mạnh. Tính đến hết tuần trước, giá lúa mì giao tháng 2 năm 2022 đã giảm gần 14% tính từ mức đỉnh được thiết lập gần nhất là 874.6 cent/giạ. Nhưng đà giảm này có thể sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn và giá có thể sẽ sớm quay về với đúng bản chất cung cầu trên thị trường hiện tại.

Giá lúa mì chịu áp lực chốt lời tuần cuối năm

Nhìn rộng ra toàn thị trường có thể thấy phần lớn các mã nông sản giao dịch chính trên CBOT đều giảm điểm, đây có thể động thái bán nhằm chốt lời và xem như tránh bão cho những sự kiện quan trọng diễn ra vào đầu năm mới có thể gây ra biến động mạnh đối với giá hàng hóa.

Trong tuần giao dịch đầu năm 2022, thị trường tài chính sẽ đón nhận biên bản cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở liên bang (FOMC), ghi chép lại những điểm trọng tâm của cuộc họp này diễn ra vào tháng 12/2021. Cuộc họp mà vốn đã gây nhiều xáo động trên thị trường với quyết định đẩy nhanh tốc độ cắt giảm chương trình thu mua tài sản hàng tháng cũng như kỳ vọng từ các quan chức của Cục Dự dữ Liên bang Mỹ (FED) rằng lãi suất sẽ tăng sớm hơn so với dự báo. Mặt khác, các số liệu về thay đổi việc làm phi nông nghiệp (Non-farm payroll) vào cuối tuần cũng sẽ tạo nên biến động đối với đồng đô la Mỹ, qua đó tác động đến giá các hàng hóa trên sàn CBOT bao gồm cả giá lúa mì kỳ hạn.

Các quỹ đầu cơ (Managed Money) vẫn duy trì mức bán mạnh, vị thế ròng của các quỹ vẫn đang ở mức âm, đồng nghĩa với vị thế bán các quỹ đang cao hơn so với vị thế mua. Kết thúc ngày 28/12/2021 vị thế ròng của các quỹ Managed Money đạt -14,174 hợp đồng, giảm 1,444 hợp đồng (-11%) so với tuần trước đó.

Vị thế ròng các quỹ đầu cơ - Saigon Futures

Về cơ bản, trong tuần trước thị trường lúa mì có thể nói là tương đối trống thông tin. Các đơn hàng lúa mì của Mỹ theo tuần vẫn trong một xu hướng giảm, nếu thị trường nhìn vào xu hướng của cùng kỳ năm trước thì xu hướng cũng diễn ra tương tự và đây có thể được xem là tính chu kỳ của mùa vụ. Nhưng điều cần phải quan tâm là nếu so về khối lượng giao hàng cũng như khối lượng bán hàng, thì các số liệu ghi nhận trong vụ 2021/22 đang duy trì ở mức thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Điều này tạo thêm các áp lực cho giá lúa mì kỳ hạn. Trong bối cảnh đó, các gói thầu thu mua lớn trên thị trường quốc tế được thị trường kỳ vọng sẽ tạo lực đỡ nhằm kiềm hãm đà giảm của giá, nhưng xu hướng giá đã cho thấy sự thất vọng của thị trường khi chỉ ghi nhận hai đợt mở thầu ít ỏi từ Ai Cập với 300,000 nghìn tấn và từ Jordan với 60,000 tấn.

Biểu đồ doanh số bán hàng lúa mì vụ hiện tại

Dữ liệu hàng lên tàu lúa mì Mỹ vụ 2021/22 trong tuần kết thúc ngày 30/12 đạt 142 nghìn tấn, giảm 51% so với tuần trước đó. Các số liệu lên tàu thấp hơn cả so với dự báo từ thị trường trong khoảng từ 200 – 450 nghìn tấn. Tích lũy hàng lên tàu từ đầu niên vụ đạt 12.1 triệu tấn, thấp hơn 20% so với cùng kỳ năm trước.

Triển vọng tăng giá lúa mì vẫn còn

Nhắc lại về tương quan cung cầu lúa mì trên thế giới, sản lượng lúa mì vẫn đang ở mức thấp hơn rất nhiều so với mức tiêu thụ. Báo cáo Cung – cầu mùa vụ thế giới (WASDE) tháng 12 phát hành từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính sản lượng lúa mì toàn cầu vụ 2021/22 dự kiến sẽ đạt 777.89 triệu tấn, được điều chỉnh từ mức 775.28 triệu tấn trong tháng 11 và cao hơn so với vụ trước là 775.9 triệu tấn. Tiêu thụ lúa mì toàn cầu vụ 2021/22 được điều chỉnh tăng lên mức 789.35 triệu tấn từ mức 787.42 triệu tấn trong báo cáo tháng 11 và tăng cao hơn so với vụ trước là 782.25 triệu tấn.

Sản lượng lúa mì thế giới

Mặt khác sản lượng lúa mì các quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới như Mỹ, Nga và Canada, thậm chí sản lượng sụt giảm của các quốc gia này cao hơn cả so với sự cải thiện sản lượng từ các khu vực như Liên minh châu Âu, Ukraine, Argentina và Úc. Nói cách khác là sản lượng tăng lên từ một số khu vực xuất khẩu chủ chốt trên thế giới không đủ bù cho sự sụt giảm sản lượng từ các khu vực xuất khẩu chủ chốt khác. Biến động sản lượng xuất khẩu của các quốc gia chủ chốt này khá quan trọng vì đi kèm theo đó là động thái cắt giảm xuất khẩu. USDA dự kiến sản lượng xuất khẩu Mỹ và Nga vụ 2021/22 sẽ giảm lần lượt là 4.96 triệu tấn và 9.85 triệu tấn so với vụ trước.

Hiện trạng sản lượng thấp hơn so với tiêu thụ đã từng diễn vào thời điểm mà giá lúa mì CBOT có lúc đã chạm mốc 950 cents/giạ vào vụ 2012/13. Chính vì vậy và triển vọng tăng giá đối với lúa mì CBOT hiện tại vẫn còn đó.

Quan trọng hơn hết, tình trạng khô hạn tại các khu vực trồng lúa mì vụ đông chính của Mỹ vẫn tiếp tục leo thang. Theo báo cáo khô hạn từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), tính đến tuần kết thúc ngày 28/12 có đến 65% sản lượng lúa mì vụ đông trong khu vực trải qua điều kiện thời tiết khô hạn, tăng 7 điểm phần trăm so với tuần trước đó. Khu vực High Plains của Mỹ cả phía Bắc và phía Nam, khu vực này bao gồm các bang có sản lượng lúa mì vụ đông lớn như Kansas (27% sản lượng lúa mì vụ đông của Mỹ), Oklahoma (7%), Texas (6%), Nebraska (4%), South Dakota (3%).

Nhìn về dữ liệu quá khứ, nền nhiệt tại khu vực Northern Plains đang bằng với năm 2012. Trong khi đó, nền nhiệt tại khu vực Southern Plains cũng đang rất căng thẳng và chưa có dấu hiệu cải thiện. Nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra sẽ tác động rất lớn đến lúa mì vụ đông 2022/23 đang bước vào giai đoạn ngủ đông. Hơn thế nữa, cao điểm bán hàng lúa mì vụ đông 2022/23 sẽ diễn ra trong vòng từ 1 đến 2 tháng tới. Việc hạn chế bán hàng của Mỹ cũng sẽ góp phần làm trình trạng nguồn cung thắt chặt trên toàn cầu trở nên trầm trọng hơn.

Doanh số bán hàng lúa mì vụ mới


Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Rủi ro đối với thị trường hàng hoá đang "nóng" hơn bao giờ hết khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Rủi ro đối với thị trường hàng hoá đang "nóng" hơn bao giờ hết khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang

Sau hơn 1,000 ngày chiến sự, thị trường dường như đã quen với khả năng leo thang trong cuộc chiến Nga-Ukraine. Tuy nhiên, các diễn biến gần đây - từ việc Kyiv sử dụng tên lửa được Mỹ cho phép để tấn công các mục tiêu tại Nga, đến việc Tổng thống Vladimir Putin cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả các cuộc tấn công phi hạt nhân được hỗ trợ bởi các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân - đang đẩy xung đột lên một cấp độ đáng lo ngại.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ