Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đã đưa ra tuyên bố tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G20

Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đã đưa ra tuyên bố tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G20

16:33 23/02/2020

IMF, corona, forex, COVID-19

Hôm qua tại Riyadh, bà Kristalina Georgieva, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đã đưa ra tuyên bố sau đây tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G20 và Hội nghị Thống đốc Ngân hàng Trung ương:

“Vào tháng 1, chúng tôi dự báo tăng trưởng toàn cầu sẽ tăng từ 2.9% năm ngoái lên 3.3% trong năm nay. Nhưng kể từ đó, COVID-19, một tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu đã làm gián đoạn hoạt động ở Trung Quốc. Và tôi xin bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc nhất đến người dân ở Trung Quốc và các nước bị ảnh hưởng khác.

Chính quyền Trung Quốc đang nỗ lực giảm thiểu tác động tiêu cực đến nền kinh tế, bằng các biện pháp về khủng hoảng, cung cấp thanh khoản, biện pháp tài khoá và hỗ trợ tài chính. Tôi đã có một cuộc thảo luận tuyệt vời với Thống đốc Yi Gang và các quan chức cấp cao khác và chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết.

Trong lúc tác động của dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn ra, WHO cho rằng mặc dù đã sử dụng các biện pháp mạnh cùng với sự phối hợp chặt chẽ, sự bùng phát dịch tại Trung Quốc và trên toàn cầu tới nay vẫn chưa được kiểm soát và bi kịch của chúng ta vẫn còn tiếp diễn. Chúng tôi vẫn đang tìm hiểu về cách thức phát tán của loại virus phức tạp này và việc đưa ra một dự báo đáng tin cậy ở thời điểm này là rất khó. Nhiều kịch bản có thể diễn ra, tùy thuộc vào tốc độ ngăn chặn dịch bệnh nhanh thế nào, và tốc độ bình ổn của nền kinh tế Trung Quốc và các nền kinh tế bị ảnh hưởng khác ra sao.

Với kịch bản hiện tại của chúng tôi, các chính sách công bố trước đây đều đã được triển khai và nền kinh tế Trung Quốc sẽ trở lại bình thường trong quý 2. Do đó, tác động đối với nền kinh tế thế giới sẽ tương đối nhỏ và ngắn hạn.

Trong kịch bản này, tăng trưởng năm 2020 của Trung Quốc sẽ là 5.6%. Đây là 0.4 điểm phần trăm thấp hơn so với Cập nhật WEO tháng 1. Tăng trưởng toàn cầu sẽ thấp hơn khoảng 0.1 điểm phần trăm.

Tuy nhiên chúng tôi cũng đang xem xét kịch bản thảm khốc hơn nếu sự lây lan virus tiếp tục kéo dài và mang tính toàn cầu hơn, và hậu quả tăng trưởng theo đó cũng sẽ nặng nề hơn.

Hợp tác toàn cầu là điều cần thiết để ngăn chặn COVID-19 và thiệt hại kinh tế mà nó gây ra, đặc biệt nếu sự bùng phát trở nên dai dẳng và lan rộng hơn. Để chuẩn bị đầy đủ, giờ là lúc nhận ra nguy cơ tiềm tàng đối với các tiểu bang và quốc gia với hệ thống chăm sóc sức khỏe yếu kém và có lỗ hổng.

IMF sẵn sàng giúp đỡ, bao gồm cả việc thông qua Quỹ ủy thác cứu trợ và ngăn chặn thảm họa (CCR) để cung cấp các khoản tài trợ giảm nợ vay cho các thành viên nghèo và dễ bị thương tổn nhất”

(Dịch và tổng hợp bởi Tieu Quynh)

Broker listing

Cùng chuyên mục

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt
Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh đã tăng hơn 30%. Dữ liệu này cho thấy việc các nhà bán lẻ lớn ở quốc gia này liên tục bị kiện có thể đã thúc đẩy người lao động lên tiếng về vấn đề bất bình đẳng tại nơi làm việc.
Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo

Fed bất ngờ cắt giảm lãi suất 50 bps, khiến thị trường chao đảo. Mặc dù Powell khẳng định nền kinh tế Mỹ không suy thoái, chứng khoán nhanh chóng lao dốc khi ông cảnh báo không nên kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục hạ lãi suất mạnh tay. Quyết định này đã gây ra phản ứng trái chiều và lo ngại về hướng đi tiếp theo của Fed.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ