Giới đầu tư đang tìm kiếm nơi trú ẩn khi lạm phát vẫn dai dẳng
Nguyễn Vũ Phương Nam
Junior Analyst
Lạm phát có thể sẽ tiếp tục ở mức cao trong một thời gian dài. Điều này sẽ gây ra hai vấn đề đối với giới đầu tư.
Thứ nhất, việc mạnh tay thắt chặt chính sách tiền tệ có tác động trực tiếp đến danh mục đầu tư trái phiếu của họ; và thứ hai, nhiều cổ phiếu tăng trưởng rất nhạy cảm với những thay đổi về thanh khoản.
Và do đó, giới đầu tư đang tìm kiếm nơi trú ẩn tốt khi lãi suất có khả năng cao hơn – loại trừ vàng vì kim loại này có xu hướng giao dịch tỷ lệ nghịch với lãi suất. Các tài sản như bất động sản cũng khá rủi ro, do giá nhà dễ sụt giảm khi chi phí thế chấp tăng lên.
Giải pháp có thể là đầu tư vào thị trường chứng khoán, nhưng chỉ bao gồm những công ty có khả năng tăng giá mà không mất khách hàng. Tất nhiên, theo lý thuyết kinh tế, không phải tất cả hàng hóa đều có độ co giãn của cầu theo giá cả như nhau. Điều đó có nghĩa là, khi giá tăng, người dân có xu hướng cắt giảm những thứ xa xỉ trước khi họ mua các mặt hàng thiết yếu.
Thông thường, đó là các công ty tiện ích. Nhưng như cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu cho thấy, người dân thậm chí sẽ hạn chế sử dụng hệ thống sưởi nếu chi phí tăng quá cao và nhanh. Hàng tiêu dùng thiết yếu cũng không phải là một lựa chọn an toàn, do nhiều siêu thị có khả năng chấp nhận lợi nhuận thấp khi họ giảm giá để thu hút những người tiêu dùng tiết kiệm.
Và trên thực tế, thị trường đang cho thấy điều ngược lại. Ở châu Âu, các lĩnh vực hoạt động tốt trong năm nay liên quan nhiều đến các mặt hàng xa xỉ: sản xuất ô tô và du lịch là những công ty hoạt động hiệu quả nhất trong Stoxx 600. Tuy nhiên, điều này có thể là do sức mạnh tiềm ẩn của người tiêu dùng toàn cầu và việc Trung Quốc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đi lại?
Bloomberg