Giới đầu tư ngày càng bi quan về khả năng Fed hạ lãi suất trong năm nay

Giới đầu tư ngày càng bi quan về khả năng Fed hạ lãi suất trong năm nay

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

10:17 11/04/2024

Fed đang gặp khó khăn lớn trên con đường kiềm chế lạm phát. Những trở ngại ban đầu giờ đây giống như một rào cản, khiến kế hoạch cắt giảm lãi suất trong năm nay bị lung lay.

Các số liệu được công bố vào thứ Tư đánh dấu tháng thứ ba liên tiếp chỉ số lạm phát then chốt của Mỹ vượt quá dự đoán của các nhà kinh tế. Chỉ số CPI cơ bản, loại trừ thực phẩm và năng lượng tăng 0.4% so với tháng 2 và 3.8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lạm phát lõi tại Mỹ vượt dự báo tháng thứ 3 liên tiếp

Thị trường tương lai đang dự đoán Fed chỉ cắt giảm lãi suất dưới hai lần trong năm nay. Mặc dù phần lớn quan chức Fed cho rằng họ sẽ thực hiện ba lần cắt giảm lãi suất trở lên trong năm 2024, tiến trình kiểm soát lạm phát bị đình trệ không chỉ có nguy cơ trì hoãn các lần cắt giảm sắp tới mà còn có thể hạn chế khả năng hạ lãi suất nói chung của Fed.

Seema Shah, trưởng nhóm chiến lược toàn cầu tại Principal Asset Management, cho biết: "Dữ liệu này đánh dấu tháng thứ ba liên tiếp với mức tăng mạnh, đồng nghĩa với việc không thể coi tình trạng giảm phát chững lại chỉ là một hiện tượng nhất thời nữa."

"Thậm chí, ngay cả khi lạm phát giảm xuống mức dễ chịu hơn vào tháng tới, thì Fed giờ đây có khả năng vẫn sẽ duy trì sự thận trọng cao, điều này có nghĩa rằng việc cắt giảm lãi suất vào tháng 7 có thể cũng là một mục tiêu khó đạt được, bởi vì đến thời điểm đó, cuộc bầu cử ở Mỹ sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến việc ra quyết định của Fed," bà nói.

Một số nhà kinh tế bắt đầu cho rằng nếu Fed không cắt giảm lãi suất vào tháng 6 hoặc tháng 7, thì việc giảm lãi suất có thể sẽ cần phải được đẩy sang năm 2025, do lạm phát YoY dự kiến sẽ không có nhiều tiến triển trong nửa cuối năm, vì các con số sẽ được so sánh với cùng kỳ năm 2023, thời điểm áp lực giá cả vốn đã giảm mạnh.

“Đây có thể coi là một hạn chót đối với Fed và nó thực sự sẽ làm phức tạp tình hình cắt giảm lãi suất,” Matthew Luzzetti, kinh tế trưởng của Deutsche Bank tại Mỹ, cho biết. Với lạm phát dai dẳng và nền kinh tế linh hoạt, "những điều kiện đó đã làm giảm triển vọng hạ lãi suất trong năm nay."

“Dữ liệu của hôm nay làm tăng khả năng xảy ra kết quả đó,” ông nói.

Chủ tịch Fed Jerome Powell và các nhà hoạch định chính sách khác đã tuyên bố họ không muốn bắt đầu cắt giảm lãi suất cho đến khi họ có đủ tin tưởng rằng lạm phát của Mỹ đang hướng đến mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương một cách bền vững.

Các quan chức cũng nhắc tới sức mạnh của nền kinh tế và thị trường lao động, nơi đã tạo thêm hơn 300,000 việc làm trong tháng 3, đây cũng là lý do khiến Fed có thể kiên nhẫn với việc giảm lãi suất. Powell cho biết vào tháng trước rằng Fed muốn thấy dữ liệu tích cực hơn về lạm phát, nhưng vẫn chưa đưa ra chi tiết cụ thể.

Biểu đồ lãi suất Fed Dot Plot trong tháng 3

Ba tháng đầu năm ghi nhận các báo cáo về giá cả không tốt hơn dự kiến. Chỉ số lạm phát cơ bản được Fed ưa thích đã tăng 2.8% trong tháng 2 so với cùng kỳ năm ngoái. Theo dự báo mới nhất theo quý của các nhà hoạch định chính sách, FOMC dự đoán chỉ số này sẽ giảm xuống 2.6% vào cuối năm.

Michael Gapen, Giám đốc Kinh tế Mỹ tại Bank of America cho biết: "Về cơ bản, bất kể lạm phát YoY vào tháng 6 là bao nhiêu thì con số đó cũng có khả năng duy trì ở mức tương tự vào cuối năm."

Ông nói thêm, "rủi ro sẽ gia tăng nếu họ không hành động vào tháng 6", việc cắt giảm lãi suất lần đầu "có thể sẽ bị hoãn từ tháng 6 sang tháng 3 năm sau."

Các nhà hoạch định chính sách đã giữ lãi suất ở mức cao nhất trong hơn hai thập kỷ kể từ tháng 7 năm ngoái

Bối cảnh chính trị

Mặc dù các quan chức Fed nhấn mạnh rằng ngân hàng trung ương đưa ra quyết định mà không quan tâm đến tác động chính trị, việc cắt giảm lần đầu tiên vào tháng 9 sẽ thu hút rất nhiều sự chú ý của giới đầu tư trước thềm cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11.

“Một trong những trách nhiệm của Chủ tịch Powell là bảo vệ uy tín của Fed trước công chúng,” Vincent Reinhart, nhà kinh tế trưởng tại Dreyfus & Mellon, đồng thời là cựu nhân viên cấp cao của Fed, cho biết. “FOMC càng hành động gần kề cuộc bầu cử, thì công chúng càng có khả năng nghi ngờ ý định của Fed, làm suy yếu tính dân chủ của cơ quan này.”

Nguy cơ về phản ứng dữ dội như vậy đã trở nên rõ ràng, khi cựu Tổng thống Donald Trump chỉ trích Fed sau báo cáo lạm phát.

"Lạm phát đã trở lại - và ngày càng dữ dội!" ông nói trên nền tảng Truth Social của mình. "Fed sẽ không bao giờ có thể thực sự cắt giảm lãi suất, bởi vì họ muốn bảo vệ vị Tổng thống tồi tệ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ!"

Một số nhà kinh tế không cho rằng cuộc bầu cử sẽ kìm hãm Fed. Diane Swonk, nhà kinh tế trưởng tại KPMG cho biết, thay vì các con số lạm phát hàng năm, Powell và các đồng nghiệp của ông có thể viện dẫn mức trung bình lạm phát ba tháng và sáu tháng để cho rằng lạm phát đang hướng đến mục tiêu 2% của nó. Bà vẫn dự đoán ngân hàng trung ương sẽ cắt giảm lãi suất trong nửa cuối năm, nhưng thừa nhận dữ liệu tháng 3 là tin xấu đối với Fed.

“Nhiều khả năng sẽ chỉ có một lần cắt giảm cho năm 2024,” bà nói.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Kamala Harris đã "nắm thóp" được Donald Trump?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Kamala Harris đã "nắm thóp" được Donald Trump?

Cuộc tranh luận đầu tiên giữa Kamala Harris và Donald Trump vào tối thứ Ba đã chứng minh khả năng của Phó Tổng thống trong việc đối đầu với đối thủ mạnh. Harris không chỉ chiến thắng mà còn giải tỏa những lo ngại về khả năng của bà trong cuộc chiến sắp tới.
Cuộc đua lợi nhuận: Small caps khó lòng đuổi kịp Large caps
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Cuộc đua lợi nhuận: Small caps khó lòng đuổi kịp Large caps

Sáu tuần trước, tác giả đã viết về một sự kiện có vẻ như là sự khởi đầu cho cuộc "lộn ngược dòng" của small caps. Các công ty vốn hóa nhỏ, sau nhiều năm hoạt động kém hiệu quả, đã trở nên "điên cuồng" trong một tuần sau khi dữ liệu lạm phát tích cực làm dấy lên hy vọng cắt giảm lãi suất. Câu hỏi đặt ra là: Đây chỉ là một sự điều chỉnh tạm thời hay là sự thay đổi về xu hướng dẫn dắt thị trường?
Việc Fed cắt giảm lãi suất sẽ không giảm bớt áp lực cho người tiêu dùng ngay lập tức
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Việc Fed cắt giảm lãi suất sẽ không giảm bớt áp lực cho người tiêu dùng ngay lập tức

Khi Fed chuẩn bị cắt giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2020, câu hỏi quan trọng là liệu động thái này có thể làm giảm bớt áp lực tài chính đang đè nặng lên người tiêu dùng Mỹ hay không. Mặc dù lãi suất thấp hơn có thể giảm chi phí lãi vay, nhưng tác động thực sự đối với nền kinh tế và người tiêu dùng có thể không diễn ra ngay lập tức. Trong bối cảnh lạm phát vẫn có thể thay đổi và áp lực từ chi phí tín dụng vẫn hiện hữu, tương lai của nền kinh tế còn nhiều bất định.
Liệu có còn dư địa để ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Liệu có còn dư địa để ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất?

Mùa hè ở châu Âu rất nóng, không chỉ đối với khách du lịch. Các NHTW ở cả hai bờ Đại Tây Dương đang chịu áp lực từ nhiều phía - giới chính trị, thị trường tài chính, dư luận - đối với việc cắt giảm lãi suất. Tất cả các NHTW đều phải đối mặt với điều này, bất kể điều kiện kinh tế hay lãi suất chính sách của họ hiện tại là bao nhiêu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ