Giữa làn sóng di cư vì thuế cao, giới tỷ phú Anh chọn ở lại hay "tháo chạy"?
Đoàn Phương Thảo
Junior Analyst
Thuế nhắm vào giới siêu giàu ở Anh khó có thể gây ra làn sóng di cư, giúp chính phủ Anh có nhiều cơ hội để tăng nguồn thu.
Nghiên cứu của Đại học Kinh tế Luân Đôn cho thấy giới siêu giàu ở Vương quốc Anh không còn đặt nặng vấn đề thuế, các thiên đường thuế bây giờ được coi là “nhàm chán” và “già cỗi về văn hóa”.
Trong số 35 người được khảo sát thuộc top 1% về thu nhập hoặc tài sản, không ai có ý định rời Vương quốc Anh vì lý do liên quan tới thuế hoặc đang xem xét việc chuyển đến thiên đường thuế trong tương lai.
Sam Friedman, giáo sư xã hội học tại LSE, cho rằng người giàu nhận thức được rất rõ về sự kì thị của công chúng đối với việc di cư chỉ vì thuế cao.
Các phát hiện này cho thấy người chiến thắng trong cuộc bầu cử tiếp theo có thể thu hút những người giàu nhất giúp tăng nguồn thu và tăng chi cho các dịch vụ công. Tuy nhiên, mức thuế dự kiến sẽ đạt mức cao nhất kể từ Thế chiến II trong những năm tới sẽ gây ra làn sóng phản đối từ Đảng Bảo thủ do Thủ tướng Rishi Sunak cầm quyền. Đảng Lao động đối lập cũng cho biết muốn giảm bớt gánh nặng về thuế.
Đã có những cảnh báo trong các cuộc bầu cử trước đây rằng thuế cao hơn sẽ dẫn tới tình trạng tháo chạy của giới siêu giàu, ảnh hưởng đến nguồn thu của Chính phủ. Viện Nghiên cứu Tài chính ước tính 1% người giàu nhất nước Anh phải trả khoảng 1/3 tổng số thuế thu nhập của cả nước.
Nghiên cứu của LSE cho thấy nhiều người siêu giàu lo ngại mức thuế phải nộp quá cao và sẽ còn tăng cao hơn nữa. Không thể loại trừ việc di cư về thuế nhưng điều này chỉ xảy ra khi bối cảnh chính trị và kinh tế ở Anh thay đổi đáng kể.
Labour Rachel Reeves đã đồng ý rằng bà muốn giảm thuế đối với tất cả người lao động, bao gồm cả những người kiếm được trên 100,000 bảng Anh.
Bloomberg