Góc nhìn của chuyên gia Bloomberg tại London về Gold:
gold, forex, trade war
Bức tranh toàn cảnh trong năm nay cho thấy vị thế lớn đặt cược vào rủi ro về Trade War và nỗi lo tăng trưởng toàn cầu. Và điều này khiến volatility của thị trường tăng cao.
“Realized volatility” đo lường trong 60 ngày, bắt đầu giảm kể từ khi giá vàng đạt đỉnh trong tháng chín. Với việc các nhà đầu tư tại các ETFs chốt lời và Hedge Funds giảm vị thế Long tại Mỹ, đà giảm của vàng có thể tiếp diễn theo khía cạnh “Positioning Analysis”.
Tuy nhiên ở góc nhìn phản biện, đà tăng của tài sản rủi ro hiện nay chủ yếu đến từ hy vọng rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ đạt được thoả thuận thương mại. Tuy nhiên nếu thời gian ký thoả thuận càng bị trì hoãn lâu, thì nỗi lo về sự trì trệ, giảm tốc trong hoạt động công nghiệp sẽ tác động tiêu cực tới người tiêu dùng - vốn là động lực của tăng trưởng kinh tế Mỹ hiện nay. Viễn cảnh này lại dẫn tới khả năng cho dòng tiền quay lại tài sản trú ẩn và vàng có thể tăng trở lại.
Điểm đặc biệt của vàng là trái với các tài sản khác, vàng thường tăng khi volatility của thị trường có xu hướng lên cao - khi các bất ổn lan rộng. Với tính chất “Positive Skew” - phân phối lệch phải về curve, thì Gold là 1 công cụ để đa dạng hoá và phân tán rủi ro của các danh mục đầu tư lớn.
Trong ngắn hạn, 1450 sẽ là vùng hỗ trợ quan trọng của Gold (có thể chọc râu như 1446 lần trước). Giá đóng cửa ngày dưới ngưỡng này có thể “trigger” sự dịch chuyển về dòng tiền. Đây cũng là mặt bằng giá tạo lập trước khi Trade War leo thang vào tháng 8.
Let’s see what’s going on!