Hướng dẫn cơ bản cho Trader theo phong cách Scalping
Uông Quang
Manager, Technical Analyst
Có rất nhiều cách khác nhau để giao dịch forex. Bạn có thể thực hiện những giao dịch dài hạn (position trading) có thời gian nắm giữa từ vài tháng đến vài năm. Phổ biến hơn là các giao dịch swing từ vào ngày đến vài tuần, hay những giao dịch day trading được mở và đóng ngay trong ngày. Việc lựa chọn kiểu giao dịch nào là tùy thuộc vào trình độ, quỹ thời gian và khả năng chịu đựng rủi ro của bạn. Tuy nhiên, hấp dẫn và “khắc nghiệt” nhất trong số này có lẽ là phong cách giao dịch Scalping.
Scalping là gì?
Scalping là hành động vào và thoát lệnh với mục tiêu thu lợi nhuận nhỏ, và lặp đi lặp lại trong ngày. Những khoản lợi nhuận này có thể đạt được trong vài giờ, vài phút và đôi khi, thậm chí chỉ trong vài giây. Sự khác biệt giữa scalping và giao dịch trong ngày (day trading) là scalping tập trung vào việc tạo ra lợi nhuận nhỏ trên mỗi giao dịch, trong khi giao dịch trong ngày chỉ là tham gia và thoát khỏi các giao dịch của bạn trước khi thị trường đóng cửa. Bạn có thể giữ giao dịch của mình để thu lợi nhuận lớn hơn hoặc thực hiện nhiều giao dịch hơn với một mức lợi nhuận nhỏ. Do đó, scalping cũng được coi là một hoạt động day trading.
Kiếm tiền với giao dịch scalping
Một trong những vấn đề của giao dịch scalping là với một mức lợi nhuận nhỏ cho mỗi giao dịch, bạn sẽ cần phải giao dịch với tần suất rất lớn để kiếm được một mức lợi nhuận tương đối. Tất nhiên, điều đó chỉ có ý nghĩa nếu bạn giành chiến thắng hơn 50% số lệnh, và mỗi khi bạn giành chiến thắng, bạn muốn lợi nhuận lý tưởng nhất phải bằng với mức stop loss. Ví dụ: nếu bạn đang mạo hiểm 100 đô la cho một giao dịch, bạn muốn có lợi nhuận mục tiêu ít nhất là 100 đô la trở lên. Và nếu bạn có xác suất thắng > 50%, bạn sẽ có lợi nhuận trong dài hạn. Nhưng tất nhiên, tổng lợi nhuận của bạn phải vượt quá chi phí của bất kỳ khoản hoa hồng nào phát sinh từ nhà môi giới – một con số không hề nhỏ nếu giao dịch với tần suất lớn.
Forex Brokers
Cân nhắc tiếp theo đối với giao dịch scalping là các nhà môi giới ngoại hối. Mặc dù thị trường ngoại hối là một nơi tuyệt vời để phát triển sự giàu có của bạn và công việc kiếm tiền của bạn, thị trường forex lại không phải là một thị trường được quản lý tập trung. Điều đó có nghĩa là không có một sàn giao dịch duy nhất ghi lại tất cả các lệnh mua/bán giống như thị trường cổ phiếu hay hợp đồng tương lai.
Sàn giao dịch được quản lý tập trung để giá bạn thấy trên biểu đồ của mình giống nhau bất kể bạn đang sử dụng nhà môi giới nào. Ví dụ: nếu bạn đang giao dịch trên thị trường chứng khoán Mỹ, không thành vấn đề nếu bạn đang sử dụng Ameritrade hay Interactive Broker, vì giá cả sẽ giống hệt nhau.
Nhưng trong Forex, vì không có trao đổi tập trung, mỗi nhà môi giới Forex về cơ bản có thể báo giá của riêng họ dựa trên nguồn cấp dữ liệu liên ngân hàng mà họ nhận được. Nhìn chung, hầu hết các nhà môi giới sẽ có cùng một mức báo giá khá sát với nhau, nên đó không phải là một mối quan tâm lớn. Mối quan tâm là tình trạng “săn stoploss” sẽ diễn ra, thường xuyên hơn trong những giai đoạn thị trường biến động mạnh. Săn stoploss là khi nhà môi giới của bạn thao túng giá hoặc mức spread để quét điểm đặt cắt lỗ của bạn, bạn bị buộc phải đóng 1 lệnh dù mức giá trên thực tế chưa chạm đến mức stop loss của bạn. Xin chia buồn !
Spreads & Commissions
Việc xem xét đến mức spread và phí hoa hồng cũng vô cùng quan trọng. Khi tôi thực hiện các giao dịch ngoại tệ cho ngân hàng, mức spread thấp đến mức chúng tôi có thể vào 10 - 20 giao dịch liên tục và khoản phí phát sinh có thể được bù đắp chỉ với một giao dịch có lãi. Tuy nhiên, các trader cá nhân thì không may mắn như vậy. Hãy giả sử bạn đang giao dịch scalping với lợi nhuận mục tiêu nhỏ 10 pips/lệnh, một mức phí hoa hồng từ 1-2 pips đã chiếm từ 10-20% lợi nhuận bạn kiếm được, không nhỏ chút nào đúng không?
Một trong những quy tắc tôi thường sử dụng đó là mức spread cộng với phí hoa hồng phải nhỏ hơn 10% khoảng cắt lỗ của bạn. Tôi gọi đây là tỷ lệ Chi phí/Rủi ro. Spread cộng với hoa hồng là chi phí giao dịch của bạn và chúng ta luôn muốn nó càng nhỏ càng tốt. Lấy ví dụ, có một set up giá đẹp vừa xuất hiện và bạn muốn tham gia vào giao dịch scalping. Trước khi thực hiện giao dịch, bạn muốn đánh giá xem liệu có khả thi để tham gia vào giao dịch hay không. Dựa vào việc phân tích, bạn xác định rằng Cắt lỗ cách điểm entry của bạn 10 pips. Spread hiện tại đang là 1 pip và hoa hồng là $7 trên 1 lot. Để đơn giản, chúng ta sẽ giả định bạn giao dịch với volume 1 lots tiêu chuẩn, tổng chi phí của bạn là 17$ tương đương 1,7 pips.
Tỷ lệ chi phí/rủi ro = 1.7/10 = 17%
Điều đó có nghĩa là spread cộng với hoa hồng phát sinh là 17% khoảng cách cắt lỗ, vượt quá tỷ lệ cho phép 10%. Bạn có thể sẽ phải cân nhắc lại khi thực hiện giao dịch này. Và bằng cách giữ cho tổng chi phí của bạn là một phần nhỏ của rủi ro, bạn sẽ giữ lại được nhiều lợi nhuận hơn. Tất nhiên là, nếu bạn có một hệ thống giao dịch có tỷ lệ thắng lớn như 90% và số tiền thắng trung bình là 3R và số tiền lỗ trung bình chỉ 1R, thì bạn không cần quá quan tâm đến điều này.
Chúc bạn may mắn với giao dịch Scalping. Hẹn gặp lại.
Happy trading !!